Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Danh mục nghề nghiệp Việt Nam mới nhất 2025?
Danh mục nghề nghiệp Việt Nam? Tóm tắt 10 nhóm nghề cấp 1 theo Quyết định 34? Nguyên tắc xây dựng danh mục nghề nghiệp Việt Nam?
Danh mục nghề nghiệp Việt Nam mới nhất 2025?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg quy định danh mục nghề nghiệp Việt Nam mới nhất 2025 như sau:
Cấp 1 |
Cấp 2 |
Cấp 3 |
Cấp 4 |
Cấp 5 |
Tên gọi nghề nghiệp |
1 |
|
|
|
|
Lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các cấp và các đơn vị |
|
10 |
|
|
|
Lãnh đạo cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp trung ương và địa phương (chuyên trách) |
|
|
101 |
|
|
Lãnh đạo cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp trung ương (chuyên trách) |
|
|
|
1011 |
10110 |
Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng |
|
|
|
1012 |
10120 |
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan trung ương |
|
|
|
1013 |
10130 |
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối trực thuộc trung ương |
|
|
|
1014 |
10140 |
Trưởng ban, Phó Trưởng ban Đảng và tương đương thuộc cấp trung ương |
|
|
|
1015 |
10150 |
Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị |
|
|
|
1016 |
10160 |
Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương |
|
|
102 |
|
|
Lãnh đạo cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tỉnh (chuyên trách) |
|
|
|
1021 |
10210 |
Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh |
|
|
|
1022 |
10220 |
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy sở, ban, ngành cấp tỉnh |
|
|
|
1023 |
10230 |
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối cơ quan cấp tỉnh |
|
|
|
1024 |
10240 |
Trưởng ban, Phó Trưởng ban Đảng và tương đương thuộc cấp tỉnh |
|
|
103 |
|
|
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cấp huyện (chuyên trách) |
|
|
|
1031 |
10310 |
Bí thư Huyện ủy, Phó Bí thư Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện |
|
|
|
1032 |
10320 |
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy ban, ngành cấp huyện |
|
|
|
1033 |
10330 |
Trưởng ban, Phó Trưởng ban Đảng và tương đương thuộc cấp huyện |
|
|
104 |
|
|
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cấp xã (chuyên trách) |
|
|
|
1040 |
10400 |
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã |
|
|
105 |
|
|
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại doanh nghiệp và các tổ chức sự nghiệp (chuyên trách) |
|
|
|
1050 |
10500 |
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy |
|
11 |
|
|
|
Lãnh đạo, quản lý của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước (chuyên trách) |
|
|
111 |
|
|
Lãnh đạo, quản lý của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (chuyên trách) |
Xem chi tiết danh mục nghề nghiệp Việt Nam mới nhất 2025: Tại đây
>> Danh mục mã ngành nghề kinh doanh mới nhất 2025?
>> Chi tiết danh mục sửa đổi bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo Nghị định 73?
Danh mục nghề nghiệp Việt Nam mới nhất 2025? (Hình từ Internet)
Tóm tắt 10 nhóm nghề cấp 1 theo Quyết định 34 như thế nào?
Căn cứ Mục 3 Phần 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg quy định tóm tắt 10 nhóm nghề cấp 1 như sau:
(1) Lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các cấp và các đơn vị
Nhóm này bao gồm những nhà lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp và trong các đơn vị có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương tới cấp xã.
(2) Nhà chuyên môn bậc cao
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh và quản lý, công nghệ thông tin và truyền thông và luật pháp, văn hóa, xã hội.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi cấp độ kỹ năng bốn và năm.
(3) Nhà chuyên môn bậc trung
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ bậc trung (cao đẳng, trung cấp) về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, kinh doanh và quản lý, luật pháp, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông và giáo viên.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi cấp độ kỹ năng ba.
(4) Nhân viên trợ lý văn phòng
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để tổ chức, lưu trữ, tính toán và truy cập thông tin. Các nhiệm vụ chính của nhóm này bao gồm việc thực thi các công việc thư ký, xử lý văn bản, vận hành các máy móc, thiết bị văn phòng, ghi chép và tính toán số liệu bằng số và thực hiện các nhiệm vụ văn phòng theo định hướng của khách hàng (như làm các công việc có liên quan đến các dịch vụ thư tín, chuyển tiền, bố trí du lịch, thông tin thương mại và giao dịch khác).
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi cấp độ kỹ năng hai.
(5) Nhân viên dịch vụ và bán hàng
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc cung cấp các dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán các sản phẩm tại các cửa hàng, cửa hiệu hoặc tại chợ. Các nhiệm vụ chính của nhóm này bao gồm việc cung cấp các dịch vụ có liên quan đến việc du lịch, trông coi nhà cửa, cung cấp lương thực, thực phẩm, phục vụ vui chơi giải trí, quản lý khách sạn, chăm sóc cá nhân, bảo vệ tính mạng và tài sản, duy trì luật pháp và luật lệ hoặc bán sản phẩm tại các cửa hàng, cửa hiệu và tại chợ.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi cấp độ kỹ năng hai.
(6) Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Các nhiệm vụ chính bao gồm trồng trọt, nuôi hoặc săn bắt động vật, nuôi hoặc đánh bắt thủy sản, bảo vệ và khai thác rừng, bán các sản phẩm cho khách hàng và tổ chức tiếp thị. Để phân biệt lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuộc nhóm này với lao động giản đơn (nhóm 9) ta thường căn cứ vào 2 tiêu chí: (1) biết lập kế hoạch và (2) biết sử dụng máy móc cho công việc.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi cấp độ kỹ năng hai.
(7) Thợ thủ công và các nghề nghiệp có liên quan khác
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết của những người công nhân, kỹ thuật hoặc thợ thủ công lành nghề, trong đó họ phải có hiểu biết về tất cả các công đoạn của dây chuyền sản xuất, kể cả phải hiểu biết các đặc điểm và công dụng của sản phẩm cuối cùng làm ra. Các nhiệm vụ chính bao gồm việc chiết hoặc xử lý các nguyên liệu thô; chế tạo và sửa chữa hàng hóa; máy móc; xây dựng, bảo trì và sửa chữa đường xá, nhà cửa, các công trình xây dựng khác; tạo ra các sản phẩm và các mặt hàng thủ công khác nhau.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi cấp độ kỹ năng hai.
(8) Thợ vận hành và lắp ráp máy móc, thiết bị
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc vận hành và giám sát các máy móc thiết bị công nghiệp với sự hiểu biết đầy đủ về các máy móc, thiết bị sử dụng trong công việc. Các nhiệm vụ chính bao gồm việc vận hành và giám sát các máy móc thiết bị trong khai thác mỏ, trong công nghiệp và xây dựng và trong xử lý sản phẩm và sản xuất; lái các phương tiện giao thông; lái và vận hành các máy móc, thiết bị di động và lắp ráp các chi tiết thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi cấp độ kỹ năng hai.
(9) Lao động giản đơn
Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc thực hiện các công việc đơn giản và đơn điệu, bao gồm việc sử dụng các công cụ cầm tay, trong nhiều trường hợp thi sử dụng khá nhiều sức cơ bắp và trong một số trường hợp ngoại lệ thì có sử dụng đến khả năng phán đoán và sáng tạo cá nhân một cách hạn chế. Các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm việc bán hàng hóa trên đường phố, gác cổng, gác cửa và trông coi tài sản, lau, chùi, quét dọn, giặt, là và làm các công việc phổ thông trong các lĩnh vực khai thác mỏ, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, công nghiệp.
Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi cấp độ kỹ năng thứ nhất.
(10) Lực lượng vũ trang
Nhóm này bao gồm tất cả những người thực hiện đang phục vụ trong quân đội, công an kể cả lực lượng hậu cần, không phân biệt phục vụ tự nguyện hay bắt buộc và do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý.
Không được kể là lực lượng vũ trang đối với những người là lao động dân sự nhưng đang làm những công việc có liên quan đến an ninh, quốc phòng, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư, những người không phải là quân đội, công an nhưng được trang bị vũ trang cùng tất cả những người tuy trước đây là quân nhân, công an nhưng nay đã chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.
Nhóm này đòi hỏi ở tất cả các cấp độ kỹ năng.
Nguyên tắc xây dựng danh mục nghề nghiệp Việt Nam là gì?
Căn cứ Mục 2 Phần 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg quy định nguyên tắc xây dựng danh mục nghề nghiệp Việt Nam như sau:
- Bảo đảm tính đầy đủ nghĩa là Danh mục phải phản ánh được tất cả các công việc trong hoạt động kinh tế xã hội ở nước ta trong một giai đoạn nhất định. Việc thể hiện trong danh mục có thể ở tên từng nghề hoặc các nghề giống nhau trong phần nội dung từng nghề;
- Bảo đảm tính kế thừa nghĩa là kế thừa những nghề đã áp dụng tốt trong Tổng điều tra Dân số và Nhà ở và các cuộc điều tra khác;
- Bảo đảm tính khả thi nghĩa là nghề đó phải thu thập được số liệu trong thực tế;
- Bảo đảm tính cập nhật nghĩa là phải đảm bảo cập nhật được các nghề mới phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định;
- Bảo đảm so sánh quốc tế nghĩa là các nghề của Việt Nam phải so sánh được với quốc tế.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];