Thuật ngữ earthquake là gì? Earthquake được hình thành như thế nào?

Earthquake là gì? Earthquake được hình thành? Phân loại tác động của động đất theo thang MSK 64?

Đăng bài: 14:50 28/03/2025

Thuật ngữ earthquake là gì?

Earthquake trong tiếng Anh là danh từ chỉ cơn động đất, cơn địa chấn. Vậy Thuật ngữ earthquake là gì thì:

Earthquake là sự rung chuyển của bề mặt Trái Đất do sự giải phóng năng lượng đột ngột trong lớp vỏ Trái Đất.

Sự giải phóng năng lượng này tạo ra sóng địa chấn, lan truyền qua lòng đất và gây ra rung động.

Động đất là một hiện tượng tự nhiên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm thiệt hại về người và tài sản.

Nhắc đến động đất, phải kể đến những nổi ám ảnh của người dân về những cuộc động đất như:

(1) Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004

Trận động đất này gây ra một loạt sóng thần khổng lồ, tàn phá bờ biển của nhiều quốc gia ở Ấn Độ Dương, khiến hơn 230.000 người ra đi mãi mãi.

(2) Động đất Haiti 2010

Trận động đất này đã gây ra sự tàn phá khủng khiếp, khiến hơn 200.000 qua đời và hàng triệu người mất nhà cửa.

(3) Động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc 2008

Trận động đất này đã gây ra sự tàn phá trên diện rộng, khiến hơn 87.000 thiệt hại về người.

(4) Động đất và sóng thần Tohoku, Nhật Bản 2011

Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần lớn, tàn phá bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và gây ra thảm họa hạt nhân Fukushima.

(5) Động đất Thổ Nhĩ Kỳ và Syria 2023

Trận động đất gây ra sự tàn phá khủng khiếp tại cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, làm 50.000 người mất.

Thuật ngữ earthquake là gì? Earthquake được hình thành như thế nào?

Thuật ngữ earthquake là gì? Earthquake được hình thành như thế nào? (Hình từ Internet)

Earthquake được hình thành như thế nào?

Earthquake được hình thành như sau:

(1) Các mảng kiến tạo dịch chuyển

Sự dịch chuyển này có thể là sự trượt ngang, sự tách rời, hoặc sự va chạm giữa các mảng.

Tại ranh giới giữa các mảng, áp lực tích tụ do ma sát và sự tương tác giữa chúng.

(2) Sự tích tụ giải phóng năng lượng

Năng lượng tích tụ được giải phóng dưới dạng sóng địa chấn, lan truyền qua lòng đất và gây ra rung động trên bề mặt.

Điểm bắt đầu của sự đứt gãy và giải phóng năng lượng được gọi là tâm chấn.

(3) Sóng địa chấn

Có ba loại sóng địa chấn chính: sóng P (sóng sơ cấp), sóng S (sóng thứ cấp) và sóng bề mặt.

Sóng địa chấn lan truyền từ tâm chấn ra mọi hướng, gây ra rung động mặt đất.

(4) Các yếu tố khác

Hoạt động núi lửa có thể gây ra động đất do sự di chuyển của magma trong lòng đất.

Sụt lún có thể xảy ra do sự sụp đổ của các hang động ngầm hoặc do hoạt động khai thác mỏ.

Các vụ nổ nhân tạo, chẳng hạn như thử nghiệm hạt nhân, cũng có thể gây ra động đất.

Tóm lại, động đất là một hiện tượng tự nhiên phức tạp, chủ yếu được gây ra bởi sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.

Năng lượng tích tụ được giải phóng dưới dạng sóng địa chấn, gây ra rung động trên bề mặt Trái Đất.

Thuật ngữ earthquake là gì? Earthquake được hình thành như thế nào trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Phân loại tác động của động đất theo thang MSK 64 như thế nào?

Căn cứ Mục B Phụ lục 8 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định phân loại tác động của động đất theo thang MSK 64 như sau:

PHÂN LOẠI TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG ĐẤT THEO THANG MSK - 64

Cường độ chấn động

(I)

Gia tốc cực đại nền g*

Mô tả các dấu hiệu

I

 

Động đất không cảm thấy

Độ mạnh của rung động dưới giới hạn cảm thấy; chỉ có máy đo mới phát hiện và ghi nhận được

II

 

Động đất ít cảm thấy (rất nhẹ)

Động đất chỉ cảm thấy bởi những người ở trạng thái yên tĩnh trong nhà

III

 

Động đất yếu

Động đất cảm nhận được bởi số ít người ở ngoài trời trong những điều kiện thuận lợi. Chấn động như được tạo nên bởi một xe ôtô vận tải nhẹ chạy qua. Đồ vật treo trong nhà đung đưa nhẹ, ở trên tầng gác cao thì đung đưa mạnh hơn.

IV

 

Động đất nhận thấy rõ

Động đất cảm nhận thấy bởi nhiều người ở trong nhà; ở ngoài trời bởi ít người. Đây đó có người ngủ tỉnh giấc song không có ai sợ hãi cả. Cửa kính, cửa ra vào, bát đĩa dập kêu lạch cạch. Sàn và tường nhà gỗ kêu cọt kẹt. Bàn ghế đồ đạc bắt đầu rung chuyển. Đồ vật treo đung đưa nhẹ. Nước đựng trong vật hở hơi sóng sánh. Người ngồi trong ôtô đỗ cảm nhận được động đất.

V

0,012-0,030

Thức tỉnh

Động đất cảm thấy ở trong nhà bởi mọi người, ở ngoài trời bởi nhiều người. Nhiều người ngủ bị tình giấc. Một số ít người sợ hãi chạy ra khỏi nhà. Súc vật nhốn nháo. Nhà rung toàn bộ. Đồ vật treo đung đưa mạnh. Khung treo nhích khỏi chỗ. Trong trường hợp hiếm gặp đồng hồ quả lắc dừng lại. Một vài đồ vật không vừng bị đổ hay xê dịch. Cửa sổ và cửa ra vào chưa cài bị mở toang rồi đóng sầm vào. Nước đựng đầy trong bình hở bị sánh ra ngoài một chút. Chấn động như tạo nên bởi những đồ vật nặng rơi trong nhà.

VI

0,03 - 0,06

Sợ hãi

Ở trong nhà cũng như ở ngoài trời, đa số người cảm nhận thấy động đất. Nhiều người đang ở trong nhà sợ hãi bỏ chạy ra ngoài. Một số ít người bị mất thăng bằng. Gia súc tháo chạy khỏi chuồng. Trong một số ít trường hợp, bát đĩa và đồ vật thủy tinh có thể bị vỡ, sách trên giá bị rơi xuống. Bàn ghế, đồ đạc nặng có thể di chuyển. Có thể nghe thấy tiếng của những chuông nhỏ trên tháp chuông vang lên.

Ít nhà kiểu B và nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 1; nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 2.

Trong một số ít trường hợp nền đất ẩm có thể có vết nứt rộng tới 1 cm, ở miền núi có thể có trượt đất. Thay đổi lưu lượng nguồn nước và mực nước dưới giếng.

VII

0,06-0,12

Hư hại nhà cửa

Đa số người sợ hãi và chạy ra khỏi nhà. Nhiều người khó đứng vững. Người lái xe ôtô cũng nhận biết được động đất. Chuông lớn ở nhà thờ kêu vang.

Nhiều nhà kiểu C bị hư hại bậc 1; nhiều nhà kiểu B bị hư hại bậc 2; nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 3, một số ít bậc 4. Trong những trường hợp riêng lẻ, có trượt đất ở đoạn đường nằm trên sườn dốc và có vết nứt ở mặt đường. Có hư hại ở chỗ nối ống dẫn, có vết nứt ở hàng rào bằng đá.

Nổi sóng trên mặt hồ, nước trở thành vẩn đục vì bùn bị khuấy lên. Thay đổi mực nước dưới giếng và lưu lượng nguồn nước. Trong một số ít trường hợp, xuất hiện nguồn nước mới hoặc biến mất nguồn nước cũ. Trong những trường hợp riêng lẻ, có trượt lở đất ở bờ sông cấu thành từ cát hay sạn nhỏ.

VIII

0,12-0,24

Phá hoại nhà cửa

Sợ hãi khủng khiếp, ngay cả người lái ôtô cũng lo ngại. Đây đó cành cây bị gẫy. Bàn, ghế, đồ đạc nặng bị xê dịch và đôi khi bị lật đổ. Một số đèn treo bị hư hại.

Nhiều nhà kiểu C bị hư hại bậc 2, một số ít bậc 3; nhiều nhà kiểu B bị hư hại bậc 3, một số ít bậc 4; nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 4, một số ít bậc 5. Có trường hợp gẫy chỗ nối ống dẫn. Đài và tượng kỷ niệm bị di chuyển. Bia đá bị đổ. Hàng rào bằng đá bị phá hoại.

Trượt đất nhỏ ở sườn dốc đứng, ở chỗ hõm sâu và ở chỗ ụ của đường đi, nền đất bị nứt rộng tới vài cm. Xuất hiện bể nước mới. Đôi khi giếng cạn lại đầy nước hoặc giếng đang có nước lại bị khô. Trong nhiều trường hợp, thay đổi lưu lượng nguồn nước và mực nước giếng.

IX

0,24 - 0,48

Hư hại hoàn toàn nhà cửa

Khủng khiếp hoàn toàn. Bàn, ghế, đồ đạc bị hư hại nặng. Súc vật chạy nhốn nháo và kêu rống lên.

Nhiều nhà kiểu C bị hư hại bậc 3, một số ít bậc 4; nhiều nhà kiểu B bị hư hại bậc 4, một số ít bậc 5; nhiều nhà kiểu A bị hư hại bậc 5. Đài kỷ niệm bị lật đổ, hư hại nặng bể nước nhân tạo; đứt gãy một phần ống dẫn ngầm. Có trường hợp đường sắt bị uốn cong và đường đi bị hư hại. ở đồng bằng ngập nước thường thấy rõ những chỗ cát và bùn bị bồi lên. Nền đất bị nứt rộng tới 10 cm; còn ở sườn và bờ sông, quá 10 cm; ngoài ra còn nhiều vết rạn ở nền đất. Đá tảng bị sụt lở; có nhiều chỗ đất trượt và lở. Sóng to trên mặt nước.

X

0,48 - 0,80

Phá hoại hoàn toàn nhà cửa

Nhiều nhà kiểu C bị hư hại bậc 4, một số ít bậc 5; nhiều nhà kiểu B bị hư hại bậc 5, đa số nhà kiểu A bị hư hại bậc 5. Đê đập hư hại nguy hiểm, cầu hư hại nặng. Đường sắt hơi bị cong, ống dẫn ngầm bị cong hay gẫy. Lớp đá phủ và lớp nhựa đường đi tạo thành một mặt lượn sóng.

Nền đất bị nứt rộng vài dm và trong vài trường hợp tới 1 m. Song song với lòng các dòng nước chảy, xuất hiện những đứt gãy rộng. Lở đá bở từ sườn dốc đứng. Có thể có trượt đất lớn ở bờ sông và bờ biển dốc đứng. Sánh nước ra ngoài kênh, hồ, sông,..., xuất hiện hồ nước mới.

XI

>0,8

Thảm họa

Hư hại nặng ngay cả nhà xây tốt, cầu, đập nước và đường sắt; đường rải đá bị hỏng không dùng được nữa; ống dẫn ngầm bị phá hoại.

Mặt đất bị biến dạng to thành vết nứt rộng, đứt gãy và di động theo các phương thẳng đứng và nằm ngang; núi sụt lở ở nhiều nơi. Muốn định cấp độ mạnh cần có khảo sát đặc biệt.

XII

 

Thay đổi địa hình

Hư hại nặng hay phá hoại thực sự mọi công trình ở trên và dưới mặt đất.

Thay đổi hẳn mặt đất. Nền đất bị nứt lớn, bị di động theo các phương thẳng đứng và nằm ngang. Núi và bờ sông sụt lở trên nhưng diện tích lớn. Xuất hiện hồ, hình thành thác, thay đổi dòng sông. Muốn định cấp độ mạnh cần có khảo sát đặc biệt.

20 Huỳnh Hữu Trọng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...