Giám sát an toàn điện là gì? Người giám sát an toàn điện là ai, trách nhiệm là gì?
Giám sát an toàn điện là gì? Người giám sát an toàn điện là ai, trách nhiệm là gì? Điều kiện khi làm việc có điện được quy định như thế nào?
Giám sát an toàn điện là gì? Người giám sát an toàn điện là ai, trách nhiệm là gì?
Giám sát an toàn điện là một quá trình bao gồm các công việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá các hệ thống điện để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về an toàn điện. Quá trình giám sát an toàn điện là các công việc nhằm ngăn ngừa tai nạn và sự cố xảy ra do điện bao gồm:
- GIám sát các thiết bị điện.
- Giám sát các hệ thống dây dẫn điện.
- Giám sát các quy trình làm việc có liên quan tới điện.
Người giám sát an toàn điện được căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định như sau: "Người giám sát an toàn điện là người có kiến thức về an toàn điện được chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.".
Trách nhiệm của người giám sát an toàn điện được quy định tại tiểu mục III.VI Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định cụ thể về trách nhiệm của Người giám sát an toàn điện như sau:
III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
III.VI. Phiếu công tác, Lệnh công tác
...
51. Trách nhiệm của Người giám sát an toàn điện
51.1. Cùng Người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận nơi làm việc.
51.2. Phải luôn có mặt tại nơi làm việc để giám sát an toàn về điện cho nhân viên đơn vị công tác và không được làm thêm nhiệm vụ khác.
...
Như vậy, người giám sát an toàn điện phải thực hiện đúng trách nhiệm nêu trên về giám sát an toàn điện theo quy định pháp luật.
Giám sát an toàn điện là gì? Người giám sát an toàn điện là ai, trách nhiệm là gì? Hình từ Internet)
Điều kiện khi làm việc có điện được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục II.III Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BCT quy định điều kiện khi làm việc có điện được quy định như sau:
- Những công việc làm việc có điện phải được người có thẩm quyền phê duyệt.
- Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
- Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện.
- Có các quy trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
Bên cạnh đó, các biện pháp an toàn khi làm việc với điện được quy định tại tiểu mục II.III Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BCT như sau:
Các biện pháp làm việc với điện hạ áp: Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác:
- Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc.
- Che phủ các phần có điện để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
Các biện pháp làm việc với điện cao áp:
- Khi làm việc với điện cao áp như kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh phần có điện hoặc sứ cách điện (vật liệu cách điện khác), nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợp này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảng sau:
Cấp điện áp đường dây (kV) |
Khoảng cách cho phép nhỏ nhất (m) |
Từ 01 đến 35 |
0,6 |
Trên 35 đến 110 |
1,0 |
220 |
2,0 |
500 |
4,0 |
- Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho chúng không đến gần dây dẫn với khoảng quy định như bảng trên.
Sử dụng tấm che: Trên đường dây điện áp đến 35 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn theo quy định tại khoản 25.1, cho phép tiến hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải dùng các tấm che bằng vật liệu cách điện.
Gia cố trước khi làm việc có điện: Việc sửa chữa đường dây không cắt điện chỉ được phép tiến hành khi hoàn toàn tin tưởng là dây dẫn và cột điện bền chắc. Trường hợp phát hiện cột không đảm bảo an toàn phải gia cố trước khi làm việc.
Làm việc đẳng thế:
- Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.
- Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
- Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng và sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn.
Cấp điện áp (kV) |
Khoảng cách nhỏ nhất (m) |
Đến 110 |
0,5 |
220 |
1,0 |
500 |
2,5 |
Tóm lại, người giám sát an toàn điện khi làm việc với điện cần bảo đảm các biện pháp an toàn nêu trên nhằm đảm bảo đáp ứng theo đúng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện.
Từ khóa: Giám sát an toàn điện Người giám sát an toàn điện làm việc có điện An toàn điện biện pháp an toàn đơn vị công tác Người giám sát an toàn điện là ai
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
