Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Hướng dẫn từng bước cách điền mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN?
Mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN có cách điền chi tiết ra sao? Nội dung chứng từ được quy định ra sao?
Hướng dẫn từng bước cách điền mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN?
Mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN được quy định tại Mẫu số 03/TNCN ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thường được người nộp thuế có thể tham khảo cách ghi chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
Tải về Mẫu số 03/TNCN chứng từ khấu trừ thuế TNCN
Dưới đây là hướng dẫn từng bước cách điền mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN như sau:
I. Phần thông tin tổ chức trả thu nhập
Hướng dẫn điền:
[01] Tên tổ chức trả thu nhập: Ghi đầy đủ tên đơn vị, tổ chức (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh nếu có).
[02] Mã số thuế: Mã số thuế của doanh nghiệp do cơ quan thuế cấp.
[03] Địa chỉ: Ghi rõ địa chỉ trụ sở chính.
[04] Điện thoại: Số điện thoại liên hệ của tổ chức.
Ví dụ điền:
[01] CÔNG TY TNHH ABC VIỆT NAM
[02] 0101234567
[03] Số 12, đường Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội
[04] 024.3728.1234
II. Phần thông tin người nộp thuế
Hướng dẫn điền:
[05] Họ và tên: Ghi bằng chữ in hoa, đúng như trên CMND/CCCD.
[06] Mã số thuế: Ghi MST cá nhân (nếu có).
[07] Quốc tịch: Chỉ ghi nếu không phải quốc tịch Việt Nam.
[08]/[09]: Chọn một trong hai mục tùy theo tình trạng cư trú.
[10] Địa chỉ/điện thoại liên hệ: Ghi nơi ở hiện tại hoặc số điện thoại liên hệ.
[11] Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số giấy tờ tùy thân.
[12] Nơi cấp: Ghi nơi cấp giấy tờ (Tỉnh/thành hoặc quốc gia).
[13] Ngày cấp: Ghi ngày cấp như trên giấy tờ tùy thân.
Ví dụ điền:
[05] NGUYỄN VĂN AN
[06] 0123456789
[07] (để trống vì là người Việt Nam)
[08] Cá nhân cư trú
[09] Cá nhân không cư trú
[10] 0901234567
[11] 001234567890
[12] Hà Nội
[13] 10/03/2018
III. Phần thông tin thuế TNCN khấu trừ
Hướng dẫn điền:
[14] Khoản thu nhập: Ghi rõ loại thu nhập nhận được.
[14a] Khoản đóng bảo hiểm bắt buộc: Ghi số tiền BHXH, BHYT, BHTN đã trừ từ lương.
[15] Thời điểm trả thu nhập: Ghi rõ tháng/năm hoặc khoảng thời gian trả thu nhập.
[16] Tổng thu nhập chịu thuế phải khấu trừ: Tổng thu nhập chưa giảm trừ.
[17] Tổng thu nhập tính thuế: Tổng thu nhập sau khi giảm trừ.
[18] Số thuế TNCN đã khấu trừ: Số tiền thuế đã bị trừ vào lương.
[19] Số thu nhập cá nhân còn được nhận: Phần thu nhập còn lại sau khấu trừ thuế.
Ví dụ điền:
[14] Thu nhập từ tiền lương, tiền công
[14a] 4.290.000 VNĐ
[15] Tháng 12 năm 2024
[16] 25.000.000 VNĐ
[17] 15.000.000 VNĐ
[18] 750.000 VNĐ
[19] 24.250.000 VNĐ
IV. Phần ký xác nhận của tổ chức
Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu là bản giấy), hoặc ký điện tử (nếu là bản điện tử).
Trên đây là hướng dẫn từng bước cách điền mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN có thể tham khảo!
Hướng dẫn từng bước cách điền mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN?
Nội dung chứng từ được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2025 được quy định cụ thể như sau:
Đối với chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
- Tên chứng từ khấu trừ thuế; ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế của cá nhân nhận thu nhập (nếu cá nhân đã có mã số thuế) hoặc số định danh cá nhân;
- Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);
- Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, khoản đóng bảo hiểm bắt buộc; khoản từ thiện, nhân đạo, khuyến học; số thuế đã khấu trừ;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
- Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 57 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử được quy định như sau:
[1] Tổng cục Thuế có trách nhiệm:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
- Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.
[2] Cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
- Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
- Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.
[3] Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
- Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng chứng từ điện tử trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;
- Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];