Làm gì khi mắc lỗi trong công việc? 6 bước sửa sai khéo léo trong công việc mà vẫn ghi điểm với sếp?

Cần làm gì khi mắc lỗi trong công việc? 6 bước sửa sai khéo léo trong công việc mà vẫn ghi điểm với sếp bạn đã biết?

Đăng bài: 15:34 06/05/2025

Làm gì khi mắc lỗi trong công việc? 6 bước sửa sai khéo léo trong công việc mà vẫn ghi điểm với sếp?

Mắc lỗi là một phần của quá trình làm việc, nhưng cách chữa lỗi sai trong công việc mới là yếu tố quyết định cách bạn nhìn nhận vấn đề. Để áp dụng cách chữa lỗi sai trong công việc nhưng vấn được lòng sếp, bạn cần khéo léo thực hiện theo các bước sau đây: 

Bước 1. Bình tĩnh và nhận trách nhiệm

Ngay sau khi bạn mắc lỗi trong công việc, hãy giữ bình tĩnh và thừa nhận trách nhiệm một cách chân thành. Đừng cố gắng che giấu, đổ lỗi hay bào chữa. Sự trung thực và tinh thần trách nhiệm luôn được đánh giá cao trong bất kỳ môi trường nào.

Bước 2. Thông báo ngay cho cấp trên

Đừng trì hoãn việc thông báo lỗi sai cho sếp. Hãy trình bày vấn đề một cách rõ ràng, khách quan và cung cấp thông tin đầy đủ về nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của lỗi trong công việc.

Bước 3. Đề xuất giải pháp

Thay vì chỉ đưa ra vấn đề, bạn hãy chủ động suy nghĩ và đề xuất các phương án chữa lỗi sai trong công việc cụ thể và khả thi. Điều này cho thấy bạn không chỉ nhận ra lỗi sai mà còn tích cực tìm cách giải quyết. 

Bước 4. Học hỏi từ sai lầm

Sau khi mắc lỗi trong công việc và đã chữa lỗi sai, bạn cần dành thời gian phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và rút ra bài học kinh nghiệm để tránh lặp lại việc mắc lỗi sai tương tự trong tương lai. Bạn cũng có thể chia sẻ những bài học này với đồng nghiệp nếu có thể. 

Bước 5. Thể hiện sự cầu thị và tinh thần ham học hỏi

Trong quá trình chữa lỗi sai trong công việc, bạn cần giữ thái độ cầu thị, lắng nghe ý kiến đóng góp từ cấp trên và đồng nghiệp. Điều này cho thấy bạn luôn sẵn sàng học hỏi và phát triển tránh các trường hợp mắc lỗi trong công việc tương tự. 

Bước 6. Thể hiện sự cam kết

Khi mắc lỗi trong công việc, việc thừa nhận sai sót và xin lỗi là điều quan trọng, nhưng chưa đủ. Điều quan trọng để lấy lại niềm tin từ đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng chính là thể hiện sự cam kết rõ ràng và chân thành trong việc khắc phục hậu quả cũng như tránh lặp lại lỗi tương tự trong tương lai. 

Hậu quả khi xử lý lỗi sai không đúng cách trong công việc?

Khi mắc lỗi trong công việc, nếu không biết cách xử lý tình huống để chữa lỗi sai một cách thông minh và hợp lý thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình làm việc cũng như khiến bạn mất điểm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên. Dưới dây là những ảnh hưởng bạn có thể gặp phải khi xử lý lỗi sai không đúng cách trong công việc

- Việc né tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác hoặc không có cách chữa lỗi sai trong công việc phù hợp sẽ khiến bạn mất đi sự tin tưởng và tôn trọng từ đồng nghiệp đặc biệt là cấp trên. Điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến và sự hợp tác trong công việc. 

- Nếu lỗi sai không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể kéo theo hàng loạt sai sót khác làm chậm trễ tiến độ chung của dự án và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. 

- Những lỗi sai nghiêm trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực như tài chính, pháp lý hoặc sản xuất có thể gây ra những tổn thất về vật chất, uy tín và thậm chí là các vấn đề pháp lý cho công ty. 

- Việc không chủ động chữa lỗi sai trong công việc đồng nghĩa với việc bạn bỏ lỡ cơ hội học hỏi từ những sai lầm đó. Thay vì nhận lỗi sai là một bài học để chấp nhận và sữa chữa nó, bạn có thể lặp lại chúng trong tương lai. 

	Làm thế nào để chữa lỗi sai trong công việc nhưng vẫn được lòng sếp? (Hình từ internet)

Làm gì khi mắc lỗi trong công việc? 6 bước sửa sai khéo léo trong công việc mà vẫn ghi điểm với sếp? (Hình từ internet)

Doanh nghiệp không được xử lý kỷ luật đối với người lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật:

- Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

- Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam;

- Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động 2019;

- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

5 Nguyễn Thị Trâm

Từ khóa: Mắc lỗi trong công việc sửa sai khéo léo trong công việc Làm gì khi mắc lỗi trong công việc làm gì khi mắc lỗi Xử lý kỷ luật người lao động doanh nghiệp

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...