Sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị gì để đối diện với mức lương không như kỳ vọng?

Sinh viên mới ra trường và cú sốc lương: Khi thị trường không như mơ. Cách đối diện và giải pháp

Đăng bài: 10:05 15/04/2025

Giấc mơ việc nhẹ lương cao bắt nguồn từ đâu?

Không thể phủ nhận rằng, trong thời đại số, thế hệ trẻ – đặc biệt là Gen Z – đang sống giữa một môi trường tràn ngập hình ảnh thành công nhanh chóng. Từ những video chia sẻ thu nhập “khủng” trên TikTok, YouTube, đến những dòng trạng thái trên LinkedIn về “offer lương 15 triệu ngay sau tốt nghiệp”, nhiều sinh viên dần hình thành kỳ vọng rằng tốt nghiệp đại học đồng nghĩa với việc có ngay một công việc nhẹ nhàng, lương cao và môi trường lý tưởng.

Ngoài ảnh hưởng từ sự kỳ vọng từ gia đình cũng đóng vai trò quan trọng. Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ cần con cái học đại học là đã có “tương lai sáng”, nên họ thường đặt áp lực vô hình lên con em mình về việc phải kiếm được một công việc “xứng đáng”. Trong khi đó, ở nhiều trường đại học, việc định hướng nghề nghiệp, kết nối doanh nghiệp và trải nghiệm thực tế vẫn còn hạn chế. Điều này khiến sinh viên ra trường mang trong mình một niềm tin không thực tế rằng bằng cấp là đủ để bảo đảm thu nhập cao.

Quan trọng hơn, bản thân sinh viên do thiếu trải nghiệm thực tế  dễ rơi vào tình trạng ảo tưởng về mức lương. Nhiều bạn đánh giá cao bằng cấp mà chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc, thái độ nghề nghiệp và sự tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Thực tế phũ phàng của thị trường lao động

Trái ngược với những kỳ vọng đó, thị trường lao động hiện tại đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Số lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm tăng nhanh, nhưng số lượng công việc chất lượng lại không tăng tương ứng. Điều đó khiến cho nhà tuyển dụng có nhiều sự lựa chọn hơn và thường ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng mềm và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường, tuỳ theo ngành nghề và khu vực, thường dao động trong khoảng 5–8 triệu đồng/tháng. Đối với một số ngành “hot” như công nghệ thông tin, tài chính hoặc marketing, mức khởi điểm có thể cao hơn, nhưng đi kèm với đó là yêu cầu năng lực cực kỳ cao, môi trường làm việc áp lực và đòi hỏi khả năng thích nghi nhanh. 

Ngoài vấn đề thu nhập, sinh viên còn phải đối mặt với thực tế về môi trường làm việc: Có thể bị giao việc không đúng chuyên ngành, bị yêu cầu làm thêm giờ, hoặc phải bắt đầu từ những vị trí thấp hơn mong đợi. Những điều này dễ khiến sinh viên rơi vào cảm giác thất vọng, mất phương hướng, và thậm chí là nghỉ việc chỉ sau vài tháng đi làm. 

Giấc mơ việc nhẹ – lương cao và thực tế phũ phàng: Sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị gì? (Hình từ Internet)

     Sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị gì để đối diện với mức lương không như kỳ vọng? (Hình từ Internet)

Sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị gì để đối diện với mức lương không như kỳ vọng?

Để không bị choáng ngợp trước thực tế, sinh viên mới ra trường cần trang bị cho mình một bộ “hành trang” vững chắc, không chỉ về kiến thức mà còn là kỹ năng, thái độ và sự sẵn sàng thích nghi. 

(1) Trang bị kỹ năng nghề nghiệp thực tế

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để sinh viên không rơi vào trạng thái thất vọng sau khi ra trường là trang bị đầy đủ kỹ năng nghề nghiệp thực tế. Kỹ năng chuyên môn vững chắc là yếu tố tiên quyết, nhưng đó không phải là tất cả. 

Sinh viên cần tận dụng tối đa thời gian trên giảng đường để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn: tham gia thực tập, làm thêm đúng chuyên ngành, cộng tác dự án hoặc làm freelance. Những trải nghiệm này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế và định hướng rõ hơn cho tương lai.

(2) Rèn luyện kỹ năng mềm và thái độ làm việc chuyên nghiệp

Thị trường lao động hiện nay không chỉ đánh giá sinh viên dựa trên bằng cấp mà còn đánh giá rất cao kỹ năng mềm và thái độ làm việc. Đây là những yếu tố quyết định cho sự thăng tiến của bạn trong công việc và sự phát triển nghề nghiệp lâu dài.

Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề – những yếu tố tưởng nhỏ nhưng lại là điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Đồng thời, thái độ cầu tiến, ham học hỏi, chịu khó và sẵn sàng bắt đầu từ những công việc đơn giản là yếu tố quyết định sinh viên có thể đi xa hay không. 

(3) Hiểu rõ bản thân và thị trường lao động

Sinh viên cần phải hiểu rõ bản thân và nắm bắt thị trường lao động để có thể xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp cụ thể, thay vì kỳ vọng vào những cơ hội nghề nghiệp mơ hồ.

Sinh viên cần học cách định vị bản thân một cách thực tế: đâu là điểm mạnh, điểm yếu, đâu là ngành nghề phù hợp, và đâu là yêu cầu thực sự từ thị trường lao động. Việc tìm hiểu thông tin qua báo cáo thị trường nhân lực, phỏng vấn thử, tham gia workshop hướng nghiệp sẽ giúp họ tránh rơi vào tình trạng “vỡ mộng”. 

(4) Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối mặt với khó khăn

Cuối cùng, để không bị sốc khi đối diện với thực tế, sinh viên cần chuẩn bị tinh thần chấp nhận thử thách và không nản chí khi gặp khó khăn. Để thành công trong công việc, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn, phải học hỏi và cải thiện liên tục. Việc chấp nhận thử thách, không sợ thất bại và luôn kiên trì với mục tiêu sẽ là chìa khóa để bạn vượt qua mọi trở ngại.

Người lao động có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp có đúng không?

Theo căn cứ tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau: 

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, người lao động có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích và khả năng cá nhân với điều kiện nghề nghiệp đó không bị pháp luật cấm. 

31 Nguyễn Thị Trâm

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...