Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Thông tư 44/2025/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 44/2025/TT-BCT
Ngày ban hành 07/07/2025
Ngày có hiệu lực 22/08/2025
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Nguyễn Sinh Nhật Tân
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2025/TT-BCT

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2025

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - ÚC - NIU DI-LÂN

Căn cứ Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân ký ngày 27 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Thái Lan giữa các Nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Úc và Niu Di-lân; Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân làm tại Sê-ma-rang, In-đô-nê-xi-a ngày 14 tháng 02 năm 2024;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân (sau đây gọi là Hiệp định AANZFTA), được sửa đổi bởi Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân (sau đây gọi là Nghị định thư 2).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

2. Thương nhân.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nuôi trồng thủy sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh từ các loại con giống như trứng, cá con, cá giống và ấu trùng bằng cách can thiệp vào các quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn, hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt.

2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan, tổ chức cấp C/O, nhà xuất khẩu đủ điều kiện, hoặc nhà xuất khẩu tại một Nước thành viên trung gian phát hành dựa trên một hoặc nhiều chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó bởi Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

3. CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá này được tính theo Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) và Hiệp định Trị giá hải quan.

4. FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bên. Trị giá này được tính theo Điều VII của GATT 1994 và Hiệp định Trị giá hải quan.

5. RVC là tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực.

6. CTC là tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa.

7. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại một Nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin; và việc lập các báo cáo tài chính. Những nguyên tắc này có thể bao gồm các hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể.

8. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên vật liệu nào.

9. Nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau nghĩa là những nguyên liệu cùng loại, cùng chất lượng thương phẩm, có cùng đặc tính vật lý và kỹ thuật, và một khi các nguyên vật liệu này được được tích hợp vào sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể chỉ ra sự khác biệt về xuất xứ qua ghi nhãn hay kiểm tra trực quan.

10. Các nguyên liệu trung gian là hàng hóa sử dụng trong quá trình sản xuất, thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa nhưng không được cấu thành vật lý vào hàng hóa đó, hoặc là hàng hóa được sử dụng để bảo trì nhà xưởng hoặc vận hành thiết bị có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...