Thông tư 11/2025/TT-BNV hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu | 11/2025/TT-BNV |
Ngày ban hành | 30/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2025 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Người ký | Phạm Thị Thanh Trà |
Lĩnh vực | Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương |
BỘ
NỘI VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2025/TT-BNV |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 25/2025/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội,
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thông tư này quy định chi tiết khoản 8 Điều 33, khoản 4 Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 3 của Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người lao động chấm dứt đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có quyền đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng, phương thức đóng và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
1. Mức đóng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Phương thức đóng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Thời hạn đóng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 4. Điều kiện hưởng lương hưu
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 9 Điều 141 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 5. Thời điểm hưởng lương hưu
1. Thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này được tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng dừng đóng và có yêu cầu hưởng lương hưu.
3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang trong thời gian thực hiện một trong các phương thức đóng 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau quy định tại các điểm b, c, d và điểm đ khoản 2 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội mà đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này và có yêu cầu hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng lương hưu.
4. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành.
5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên, đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành.
6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 7 của Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu.
BỘ
NỘI VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2025/TT-BNV |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 25/2025/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội,
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thông tư này quy định chi tiết khoản 8 Điều 33, khoản 4 Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 3 của Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người lao động chấm dứt đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có quyền đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng, phương thức đóng và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
1. Mức đóng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Phương thức đóng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Thời hạn đóng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 4. Điều kiện hưởng lương hưu
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 9 Điều 141 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều 5. Thời điểm hưởng lương hưu
1. Thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này được tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng dừng đóng và có yêu cầu hưởng lương hưu.
3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang trong thời gian thực hiện một trong các phương thức đóng 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau quy định tại các điểm b, c, d và điểm đ khoản 2 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội mà đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này và có yêu cầu hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng lương hưu.
4. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành.
5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên, đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành.
6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 7 của Nghị định số 159/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu.
7. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ có năm sinh) của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Trong đó, tháng đủ tuổi nghỉ hưu được xác định trên cơ sở lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định tuổi của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để được hướng dẫn, giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG |