Thông báo 361/TB-VPCP năm 2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 361/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 11/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 11/07/2025 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Đỗ Ngọc Huỳnh |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 361/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2025 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ LÊ THÀNH LONG TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN Y HỌC CỔ TRUYỀN, KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI Y HỌC HIỆN ĐẠI
Sáng ngày 04 tháng 7 năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại được ban hành theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có đồng chí Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đại diện lãnh đạo các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Công Thương, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; một số cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực y học cổ truyền. Tại đầu cầu các địa phương có đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Sở Y tế, một số cơ sở y tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau khi nghe Báo cáo của Bộ Y tế sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long có ý kiến như sau:
1. Y học cổ truyền là tài sản trí tuệ, truyền thống đặc sắc của dân tộc ta, đã có từ hàng ngàn năm, là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống y tế nước ta, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển y học cổ truyền; đã ban hành và tập trung chỉ đạo triển khai nhiều chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, trong đó có Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030.
2. Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 đã được Bộ Y tế, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương triển khai nghiêm túc; trong đó, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã triển khai, ban hành kế hoạch thực hiện tại địa phương. Sau 5 năm thực hiện Chương trình, đã đạt được những kết quả quan trọng: (1) Mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền được đầu tư xây mới, nâng cấp và mở rộng; (2) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn; tỷ lệ người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bằng y học cổ truyền ngày càng tăng; chất lượng dược liệu, thuốc y học cổ truyền được nâng lên; (3) Xã hội hoá trong y học cổ truyền ngày càng phát triển; (4) công tác đào tạo cán bộ y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học được chú trọng; (5) Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được quan tâm, phát triển hơn.
Tuy nhiên, y học cổ truyền nước ta còn không ít khó khăn, hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh vốn có. Hầu hết các chỉ tiêu Chương trình đặt ra đến năm 2025 chưa đạt được; trong đó chỉ tiêu mạng lưới khám chữa bệnh chưa đạt, tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại trên tổng số lượt khám, chữa bệnh chung chỉ đạt 3,3% trong khi mục tiêu là 15%. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân; trong đó một trong các nguyên nhân quan trọng là nhận thức về vai trò của y học cổ truyền còn chưa đầy đủ, hoặc đã nhận thức nhưng chưa thực hiện được đầy đủ các giải pháp, nhiệm vụ đặt ra, đầu tư nguồn lực chưa tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của y học cổ truyền; chính sách, cơ chế còn bất cập, giải pháp chưa đồng bộ, thực hiện chưa hiệu quả… Bộ Y tế cần tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ nguyên nhân của các hạn chế, bất cập để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
3. Việc bảo tồn, kế thừa và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại, nâng cao vai trò của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã có nhiều chỉ đạo, định hướng quan trọng. Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Bộ Y tế nhân kỉ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (Thông báo số 146- TB/VPTW ngày 25/03/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng), Bộ Y tế đang tham mưu xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong đào tạo nhân lực y tế, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh. Với cơ sở chính trị vững chắc, sự ủng hộ rất cao từ các cấp lãnh đạo, chúng ta cần tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả trong thời gian tới để lĩnh vực quan trọng này thực sự phát triển, hiệu quả, phát huy tiềm năng, thế mạnh, đóng góp cho sự phát triển chung của y tế nước nhà.
4. Thời gian tới, đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, chính quyền các địa phương tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả, hệ thống đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ đề ra, trong đó tập trung nội dung trọng tâm sau:
a) Đổi mới mạnh mẽ tư duy và có các giải pháp hết sức cụ thể, khả thi, đồng bộ, vừa mang tầm chiến lược, lâu dài, vừa cụ thể, trước mắt. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, làm rõ các quan điểm, nhận thức về y học cổ truyền, quán triệt và tổ chức phát triển y học cổ truyền với các cơ chế, yêu cầu đặc thù để báo cáo, đề xuất trong Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; tiếp tục phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Quyết định 1893/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để y học cổ truyền phát triển đúng với tiềm năng vốn có, đặc biệt chú trọng kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Bộ Y tế rà soát, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành (Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Dược…), trên cơ sở đó báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực y học cổ truyền hoặc xây dựng một luật mới về y học cổ truyền.
c) Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y học cổ truyền. Đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan: (i) Khẩn trương xây dựng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với người hành nghề y dược cổ truyền trong đó có lương y, lương dược; (ii) Tập trung chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư Cơ sở 2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề vướng mắc về cơ chế chính sách (kể cả đối với vấn đề vượt thẩm quyền của Chính phủ), đảm bảo hiệu quả triển khai dự án.
d) Tiếp tục tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học về y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại theo định hướng dựa trên bằng chứng khoa học, đảm bảo tính kế thừa, có tính ứng dụng cao và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị. Quan tâm đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm y học cổ truyền (như bài thuốc, phương pháp), hướng vào phát triển các sản phẩm đặc thù, mang dấu ấn thương hiệu y học cổ truyền của Việt Nam (tương tự như sản phẩm OCOP). Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, có phương án xử lý đồng bộ, hiệu quả về cơ chế thanh toán, chi trả bảo hiểm y tế đối với các loại thuốc cổ truyền, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền.
đ) Tăng cường nguồn lực đầu tư cho xây dựng, phát triển hệ thống khám chữa bệnh và các chương trình, dự án lĩnh vực y học cổ truyền. Bộ Y tế rà soát, đề xuất danh mục các dự án đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa một số bệnh viện y học cổ truyền trọng điểm và đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, bảo đảm phù hợp nguồn lực đầu tư, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trọng điểm về y tế.
e) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn dược liệu trong nước theo hướng công nghiệp, hiện đại. Bộ Y tế chủ trì, nghiên cứu mô hình phát triển dược liệu của tỉnh Quảng Nam (nay là thành phố Đà Nẵng), lưu ý các cơ chế, chính sách, giải pháp để thúc đẩy thực hiện có hiệu quả cơ chế kết hợp giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người trồng dược liệu.
g) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là với các nước có tiềm năng, có nền y học cổ truyền phát triển thông qua các chương trình, dự án hợp tác cụ thể, thiết thực. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của các đồng chí Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, triển khai các đề án, chương trình cử sinh viên Việt Nam đi học tập, đào tạo tại một số nước có nền y học cổ truyền phát triển, trong đó có Trung Quốc.
h) Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, giá trị văn hóa của y học cổ truyền; nâng cao nhận thức của người dân về các phương pháp phòng bệnh, ngừa và điều trị và chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, thuốc cổ truyền.
5. Một số nhiệm vụ cụ thể:
a) Bộ Y tế tiếp thu ý kiến các đại biểu tại Hội nghị, hoàn thiện Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình; đồng thời hoàn thiện Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm phát triển nền y dược cổ truyền Việt Nam trong giai đoạn mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
b) Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, rà soát, nghiên cứu, có các chính sách phù hợp, đặc thù về việc sử dụng môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển nguồn dược liệu trong nước.
c) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm khai thác hiệu quả thị trường ngoài nước, thúc đẩy quảng bá và thu hút đầu tư về y dược cổ truyền.
d) Bộ Dân tộc và Tôn giáo tiếp tục chỉ đạo triển khai Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý, phát huy lợi thế dược liệu, có giá trị kinh tế trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
đ) Đề nghị Hội đồng y Việt Nam chủ động, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội đồng y Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 361/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2025 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ LÊ THÀNH LONG TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN Y HỌC CỔ TRUYỀN, KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI Y HỌC HIỆN ĐẠI
Sáng ngày 04 tháng 7 năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại được ban hành theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có đồng chí Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đại diện lãnh đạo các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Công Thương, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; một số cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực y học cổ truyền. Tại đầu cầu các địa phương có đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Sở Y tế, một số cơ sở y tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau khi nghe Báo cáo của Bộ Y tế sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long có ý kiến như sau:
1. Y học cổ truyền là tài sản trí tuệ, truyền thống đặc sắc của dân tộc ta, đã có từ hàng ngàn năm, là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống y tế nước ta, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển y học cổ truyền; đã ban hành và tập trung chỉ đạo triển khai nhiều chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, trong đó có Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030.
2. Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 đã được Bộ Y tế, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương triển khai nghiêm túc; trong đó, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã triển khai, ban hành kế hoạch thực hiện tại địa phương. Sau 5 năm thực hiện Chương trình, đã đạt được những kết quả quan trọng: (1) Mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền được đầu tư xây mới, nâng cấp và mở rộng; (2) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn; tỷ lệ người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bằng y học cổ truyền ngày càng tăng; chất lượng dược liệu, thuốc y học cổ truyền được nâng lên; (3) Xã hội hoá trong y học cổ truyền ngày càng phát triển; (4) công tác đào tạo cán bộ y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học được chú trọng; (5) Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được quan tâm, phát triển hơn.
Tuy nhiên, y học cổ truyền nước ta còn không ít khó khăn, hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh vốn có. Hầu hết các chỉ tiêu Chương trình đặt ra đến năm 2025 chưa đạt được; trong đó chỉ tiêu mạng lưới khám chữa bệnh chưa đạt, tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại trên tổng số lượt khám, chữa bệnh chung chỉ đạt 3,3% trong khi mục tiêu là 15%. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân; trong đó một trong các nguyên nhân quan trọng là nhận thức về vai trò của y học cổ truyền còn chưa đầy đủ, hoặc đã nhận thức nhưng chưa thực hiện được đầy đủ các giải pháp, nhiệm vụ đặt ra, đầu tư nguồn lực chưa tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của y học cổ truyền; chính sách, cơ chế còn bất cập, giải pháp chưa đồng bộ, thực hiện chưa hiệu quả… Bộ Y tế cần tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ nguyên nhân của các hạn chế, bất cập để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
3. Việc bảo tồn, kế thừa và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại, nâng cao vai trò của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã có nhiều chỉ đạo, định hướng quan trọng. Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Bộ Y tế nhân kỉ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (Thông báo số 146- TB/VPTW ngày 25/03/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng), Bộ Y tế đang tham mưu xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong đào tạo nhân lực y tế, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh. Với cơ sở chính trị vững chắc, sự ủng hộ rất cao từ các cấp lãnh đạo, chúng ta cần tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả trong thời gian tới để lĩnh vực quan trọng này thực sự phát triển, hiệu quả, phát huy tiềm năng, thế mạnh, đóng góp cho sự phát triển chung của y tế nước nhà.
4. Thời gian tới, đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, chính quyền các địa phương tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả, hệ thống đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ đề ra, trong đó tập trung nội dung trọng tâm sau:
a) Đổi mới mạnh mẽ tư duy và có các giải pháp hết sức cụ thể, khả thi, đồng bộ, vừa mang tầm chiến lược, lâu dài, vừa cụ thể, trước mắt. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, làm rõ các quan điểm, nhận thức về y học cổ truyền, quán triệt và tổ chức phát triển y học cổ truyền với các cơ chế, yêu cầu đặc thù để báo cáo, đề xuất trong Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; tiếp tục phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Quyết định 1893/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để y học cổ truyền phát triển đúng với tiềm năng vốn có, đặc biệt chú trọng kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Bộ Y tế rà soát, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành (Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Dược…), trên cơ sở đó báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực y học cổ truyền hoặc xây dựng một luật mới về y học cổ truyền.
c) Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y học cổ truyền. Đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan: (i) Khẩn trương xây dựng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với người hành nghề y dược cổ truyền trong đó có lương y, lương dược; (ii) Tập trung chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư Cơ sở 2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề vướng mắc về cơ chế chính sách (kể cả đối với vấn đề vượt thẩm quyền của Chính phủ), đảm bảo hiệu quả triển khai dự án.
d) Tiếp tục tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học về y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại theo định hướng dựa trên bằng chứng khoa học, đảm bảo tính kế thừa, có tính ứng dụng cao và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị. Quan tâm đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm y học cổ truyền (như bài thuốc, phương pháp), hướng vào phát triển các sản phẩm đặc thù, mang dấu ấn thương hiệu y học cổ truyền của Việt Nam (tương tự như sản phẩm OCOP). Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, có phương án xử lý đồng bộ, hiệu quả về cơ chế thanh toán, chi trả bảo hiểm y tế đối với các loại thuốc cổ truyền, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền.
đ) Tăng cường nguồn lực đầu tư cho xây dựng, phát triển hệ thống khám chữa bệnh và các chương trình, dự án lĩnh vực y học cổ truyền. Bộ Y tế rà soát, đề xuất danh mục các dự án đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa một số bệnh viện y học cổ truyền trọng điểm và đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, bảo đảm phù hợp nguồn lực đầu tư, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trọng điểm về y tế.
e) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn dược liệu trong nước theo hướng công nghiệp, hiện đại. Bộ Y tế chủ trì, nghiên cứu mô hình phát triển dược liệu của tỉnh Quảng Nam (nay là thành phố Đà Nẵng), lưu ý các cơ chế, chính sách, giải pháp để thúc đẩy thực hiện có hiệu quả cơ chế kết hợp giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người trồng dược liệu.
g) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là với các nước có tiềm năng, có nền y học cổ truyền phát triển thông qua các chương trình, dự án hợp tác cụ thể, thiết thực. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của các đồng chí Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, triển khai các đề án, chương trình cử sinh viên Việt Nam đi học tập, đào tạo tại một số nước có nền y học cổ truyền phát triển, trong đó có Trung Quốc.
h) Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, giá trị văn hóa của y học cổ truyền; nâng cao nhận thức của người dân về các phương pháp phòng bệnh, ngừa và điều trị và chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, thuốc cổ truyền.
5. Một số nhiệm vụ cụ thể:
a) Bộ Y tế tiếp thu ý kiến các đại biểu tại Hội nghị, hoàn thiện Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình; đồng thời hoàn thiện Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm phát triển nền y dược cổ truyền Việt Nam trong giai đoạn mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
b) Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, rà soát, nghiên cứu, có các chính sách phù hợp, đặc thù về việc sử dụng môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển nguồn dược liệu trong nước.
c) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm khai thác hiệu quả thị trường ngoài nước, thúc đẩy quảng bá và thu hút đầu tư về y dược cổ truyền.
d) Bộ Dân tộc và Tôn giáo tiếp tục chỉ đạo triển khai Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý, phát huy lợi thế dược liệu, có giá trị kinh tế trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
đ) Đề nghị Hội đồng y Việt Nam chủ động, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội đồng y Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |