Thông báo 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp thứ 18 Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 lần thứ 2 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 338/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 01/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2025 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Sỹ Hiệp |
Lĩnh vực | Đầu tư,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 338/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2025 |
Ngày 22 tháng 6 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Phiên họp thứ 15); Phiên họp Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Phiên họp thứ 18) và Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 (lần thứ 2). Tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Văn phòng Chính phủ, Tài chính, Xây dựng, Dân tộc và Tôn giáo, Nông nghiệp và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Nội vụ, Y tế; lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Xây dựng, Dân tộc và Tôn giáo, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Học Viện Chính trị Quốc gia, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chỉ Minh, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội; lãnh đạo các Ngân hàng, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có liên quan và đại diện các cơ quan, Ban Quản lý dự án, Tư vấn và một số nhà thầu. Tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước có các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đại diện các sở, ngành liên quan.
Sau khi nghe các Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì) báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; kết quả triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2025; ý kiến thảo luận của các đồng chí tham dự cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:
1. Đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và ý kiến phát biểu thẳng thắn, trách nhiệm, sát thực tế của các đồng chí trong Ban chỉ đạo và các đồng chí dự họp.
2. Về công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành
Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện 03 nhiệm vụ quan trọng về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 rất thường xuyên, quyết liệt và triệt để; đã tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật về xây dựng, đầu tư, quy hoạch, đấu thầu...; đã ban hành 28 Nghị định về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương; ban hành nhiều Công điện, Chỉ thị đôn đốc, chỉ đạo thực hiện; tổ chức nhiều cuộc Hội nghị, Hội thảo để phát hiện các tồn tại, vướng mắc và kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khả thi, hiệu quả.
Ngoài các Ban chỉ đạo của Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Chính phủ thành lập 07 Tổ công tác, 07 Đoàn kiểm tra và 26 Đoàn công tác của Chính phủ do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025.
Trong thời gian tới, đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp tục duy trì sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt như thời gian vừa qua; quán triệt tinh thần không vì thực hiện sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh mà ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, nếu còn tồn tại vướng mắc, cần khẩn trương kiến nghị, phản ánh kịp thời tới người có thẩm quyền, cấp có thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ.
3. Trong thời gian vừa qua, các Bộ, ngành, địa phương đã rất nỗ lực triển khai các nhiệm vụ được giao; kết quả đạt được là rất tốt, tích cực và đáng ghi nhận, trong đó đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng như:
a) Trong nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát
Chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương lớn, rất nhân văn của Đảng, Nhà nước, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đem lại ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, khẳng định "tình dân tộc, nghĩa đồng bào", thể hiện trách nhiệm, tình thương, sự sẻ chia của cả cộng đồng. Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức 4 phiên họp; các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp và người dân đã vào cuộc rất quyết liệt, đạt kết quả tích cực, đáng mừng.
Tính đến thời điểm này, cả nước đã xóa được gần 263 nghìn căn nhà tạm, nhà dột nát, đạt trên 90% tổng số nhu cầu. Sau Phiên họp thứ 4 của Ban chỉ đạo đã có thêm 23 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 84/CĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2025 yêu cầu tập trung hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31 tháng 8 năm 2025. Việc sớm hoàn thành nhiệm vụ này có ý nghĩa rất quan trọng để kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh, biểu dương các địa phương dù còn khó khăn nhưng đã rất nỗ lực, quyết tâm cao, có cách làm mới, sáng tạo đến nay đã hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hoan nghênh các Bộ, cơ quan: Dân tộc và Tôn giáo, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đã tích cực thực hiện, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ được giao; đặc biệt biểu dương sự chủ động, tích cực của lực lượng Quân đội và Công an, các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước đã rất tích cực tham gia, hỗ trợ trong quá trình thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra.
b) Trong nhiệm vụ triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải
Việc phát triển hạ tầng giao thông có ý nghĩa lớn đối với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, các dự án khi hoàn thành sẽ làm thay đổi diện mạo giao thông của đất nước, do vậy Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải với sự tham gia của lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, địa phương có liên quan để cùng nhau tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án.
Kể từ khi thành lập, Ban Chỉ đạo đã họp 17 phiên, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhiều lần kiểm tra hiện trường, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc tiến độ các dự án. Đến nay, 19 dự án/DATP được đưa vào khai thác, trong đó nổi bật như: hoàn thành đưa vào khai thác 2.268 km đường bộ cao tốc; đưa vào khai thác nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; đang triển khai thi công 52 dự án/DATP cơ bản bám sát tiến độ đề ra... Tại Phiên họp lần thứ 17 ngày 10 tháng 5 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao 34 nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và địa phương. Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành 11 nhiệm vụ đúng thời hạn yêu cầu, đang tích cực triển khai 19 nhiệm vụ là công việc chỉ đạo, điều hành thường xuyên và 04 nhiệm vụ chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu[1].
Thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương các Bộ, cơ quan và địa phương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
c) Trong nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn đầu tư công
Đầu tư công có ý nghĩa quan trọng, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kết cấu hạ tầng; dẫn dắt, kích hoạt đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân và dòng vốn FDI; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo không gian phát triển mới của các địa phương, vùng miền, quốc gia; là một trong các động lực tăng trưởng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, cả nước giải ngân khoảng 264,8 nghìn tỷ đồng, đạt 32,06% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm ngoái cả về tỷ lệ và cả giá trị giải ngân[2].
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đạt kết quả giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước; đặc biệt là các Bộ, cơ quan, địa phương được giao vốn lớn nhưng có kết quả giải ngân cao như: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Chính sách xã hội; các địa phương: Hà Nam, Hải Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Thái Bình...
Bên canh các điểm sáng, kết quả tích cực đã nêu trên vẫn còn một số địa phương chưa thực sự nỗ lực, quyết tâm, chưa hoàn thành đúng các mốc tiến độ yêu cầu trong triển khai công tác GPMB[3], cung ứng vật liệu xây dựng[4], công tác phân bổ[5] và giải ngân vốn đầu tư công[6], công tác chuẩn bị đầu tư các dự án... làm ảnh hưởng tới việc hoàn thành các mục tiêu chung của cả nước. Yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, từ đó đề ra giải pháp phù hợp để đẩy mạnh giải ngân trong thời gian tới.
4. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ
à) Quản triệt nghiêm túc, triển khai quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Nghị quyết, Kết luận của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh giải ngân phải đi đối với bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
b) Các đồng chí đứng đầu của Bộ, ngành, địa phương và thành viên Ban Chỉ đạo phải tích cực, tâm huyết, dành thời gian, công sức đi kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc ngay tại công trường, dự án.
c) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, nâng cao tính linh hoạt, chủ động trong điều hành kế hoạch gắn chỉ đạo với kiểm tra, đôn đốc, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn theo tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 338/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2025 |
Ngày 22 tháng 6 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Phiên họp thứ 15); Phiên họp Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Phiên họp thứ 18) và Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 (lần thứ 2). Tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Văn phòng Chính phủ, Tài chính, Xây dựng, Dân tộc và Tôn giáo, Nông nghiệp và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Nội vụ, Y tế; lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính, Xây dựng, Dân tộc và Tôn giáo, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Học Viện Chính trị Quốc gia, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chỉ Minh, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội; lãnh đạo các Ngân hàng, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước có liên quan và đại diện các cơ quan, Ban Quản lý dự án, Tư vấn và một số nhà thầu. Tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước có các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đại diện các sở, ngành liên quan.
Sau khi nghe các Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì) báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; kết quả triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2025; ý kiến thảo luận của các đồng chí tham dự cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:
1. Đánh giá cao sự chuẩn bị báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và ý kiến phát biểu thẳng thắn, trách nhiệm, sát thực tế của các đồng chí trong Ban chỉ đạo và các đồng chí dự họp.
2. Về công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành
Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện 03 nhiệm vụ quan trọng về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 rất thường xuyên, quyết liệt và triệt để; đã tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật về xây dựng, đầu tư, quy hoạch, đấu thầu...; đã ban hành 28 Nghị định về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương; ban hành nhiều Công điện, Chỉ thị đôn đốc, chỉ đạo thực hiện; tổ chức nhiều cuộc Hội nghị, Hội thảo để phát hiện các tồn tại, vướng mắc và kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khả thi, hiệu quả.
Ngoài các Ban chỉ đạo của Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Chính phủ thành lập 07 Tổ công tác, 07 Đoàn kiểm tra và 26 Đoàn công tác của Chính phủ do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025.
Trong thời gian tới, đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp tục duy trì sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt như thời gian vừa qua; quán triệt tinh thần không vì thực hiện sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh mà ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, nếu còn tồn tại vướng mắc, cần khẩn trương kiến nghị, phản ánh kịp thời tới người có thẩm quyền, cấp có thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ.
3. Trong thời gian vừa qua, các Bộ, ngành, địa phương đã rất nỗ lực triển khai các nhiệm vụ được giao; kết quả đạt được là rất tốt, tích cực và đáng ghi nhận, trong đó đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng như:
a) Trong nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát
Chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương lớn, rất nhân văn của Đảng, Nhà nước, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đem lại ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, khẳng định "tình dân tộc, nghĩa đồng bào", thể hiện trách nhiệm, tình thương, sự sẻ chia của cả cộng đồng. Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức 4 phiên họp; các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp và người dân đã vào cuộc rất quyết liệt, đạt kết quả tích cực, đáng mừng.
Tính đến thời điểm này, cả nước đã xóa được gần 263 nghìn căn nhà tạm, nhà dột nát, đạt trên 90% tổng số nhu cầu. Sau Phiên họp thứ 4 của Ban chỉ đạo đã có thêm 23 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 84/CĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2025 yêu cầu tập trung hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31 tháng 8 năm 2025. Việc sớm hoàn thành nhiệm vụ này có ý nghĩa rất quan trọng để kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh, biểu dương các địa phương dù còn khó khăn nhưng đã rất nỗ lực, quyết tâm cao, có cách làm mới, sáng tạo đến nay đã hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hoan nghênh các Bộ, cơ quan: Dân tộc và Tôn giáo, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đã tích cực thực hiện, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ được giao; đặc biệt biểu dương sự chủ động, tích cực của lực lượng Quân đội và Công an, các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước đã rất tích cực tham gia, hỗ trợ trong quá trình thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra.
b) Trong nhiệm vụ triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải
Việc phát triển hạ tầng giao thông có ý nghĩa lớn đối với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, các dự án khi hoàn thành sẽ làm thay đổi diện mạo giao thông của đất nước, do vậy Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải với sự tham gia của lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, địa phương có liên quan để cùng nhau tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án.
Kể từ khi thành lập, Ban Chỉ đạo đã họp 17 phiên, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhiều lần kiểm tra hiện trường, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc tiến độ các dự án. Đến nay, 19 dự án/DATP được đưa vào khai thác, trong đó nổi bật như: hoàn thành đưa vào khai thác 2.268 km đường bộ cao tốc; đưa vào khai thác nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; đang triển khai thi công 52 dự án/DATP cơ bản bám sát tiến độ đề ra... Tại Phiên họp lần thứ 17 ngày 10 tháng 5 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao 34 nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và địa phương. Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành 11 nhiệm vụ đúng thời hạn yêu cầu, đang tích cực triển khai 19 nhiệm vụ là công việc chỉ đạo, điều hành thường xuyên và 04 nhiệm vụ chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu[1].
Thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương các Bộ, cơ quan và địa phương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
c) Trong nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn đầu tư công
Đầu tư công có ý nghĩa quan trọng, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kết cấu hạ tầng; dẫn dắt, kích hoạt đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân và dòng vốn FDI; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo không gian phát triển mới của các địa phương, vùng miền, quốc gia; là một trong các động lực tăng trưởng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, cả nước giải ngân khoảng 264,8 nghìn tỷ đồng, đạt 32,06% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm ngoái cả về tỷ lệ và cả giá trị giải ngân[2].
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đạt kết quả giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước; đặc biệt là các Bộ, cơ quan, địa phương được giao vốn lớn nhưng có kết quả giải ngân cao như: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Chính sách xã hội; các địa phương: Hà Nam, Hải Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Thái Bình...
Bên canh các điểm sáng, kết quả tích cực đã nêu trên vẫn còn một số địa phương chưa thực sự nỗ lực, quyết tâm, chưa hoàn thành đúng các mốc tiến độ yêu cầu trong triển khai công tác GPMB[3], cung ứng vật liệu xây dựng[4], công tác phân bổ[5] và giải ngân vốn đầu tư công[6], công tác chuẩn bị đầu tư các dự án... làm ảnh hưởng tới việc hoàn thành các mục tiêu chung của cả nước. Yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, từ đó đề ra giải pháp phù hợp để đẩy mạnh giải ngân trong thời gian tới.
4. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ
à) Quản triệt nghiêm túc, triển khai quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Nghị quyết, Kết luận của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh giải ngân phải đi đối với bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
b) Các đồng chí đứng đầu của Bộ, ngành, địa phương và thành viên Ban Chỉ đạo phải tích cực, tâm huyết, dành thời gian, công sức đi kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc ngay tại công trường, dự án.
c) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, nâng cao tính linh hoạt, chủ động trong điều hành kế hoạch gắn chỉ đạo với kiểm tra, đôn đốc, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn theo tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.
d) Phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực; tăng cường phối hợp giữa các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý công việc.
Để hoàn thành các mục tiêu về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31 tháng 8 năm 2025; triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải bảo đảm chất lượng, tiến độ và giải ngân 100% kế hoạch đầu tư công năm 2025 góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, nhất là vùng khó khăn, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
1. Về nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát
a) Bộ Dân tộc và Tôn giáo
- Tiếp tục cập nhật, xác định rõ những khó khăn, vướng mắc của địa phương để chủ động giải quyết theo thẩm quyền; kịp thời tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định điều chỉnh kinh phí hỗ trợ từ nguồn kinh phí huy động tại Phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và từ Chương trình phát động để hỗ trợ mức chênh lệch đối với nhà ở từ 02 Chương trình mục tiêu quốc gia khởi công trong năm 2025. Hoàn thành trước ngày 27 tháng 6 năm 2025
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương và các Bộ, ban, ngành liên quan xây dựng Chương trình, kế hoạch tổng kết; biểu dương khen thưởng các tổ chức cá nhân có nhiều thành tích trong tổ chức thực hiện Chương trình vào trước ngày 31 tháng 8 năm 2025.
b) Bộ Quốc phòng bố trí lực lượng hỗ trợ trực tiếp 06 địa phương (Bắk Kạn, Hà Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Phú Thọ, Quảng Bình).
c) Bộ Công an bố trí lực lượng hỗ trợ trực tiếp 05 địa phương (Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Cao Bằng, Bạc Liêu).
d) Bộ Xây dựng tiếp tục đôn đốc các địa phương khẩn trương triển khai việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân gia đình liệt sĩ và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hoàn thành đúng mục tiêu được giao (trước ngày 27 tháng 7 năm 2025).
đ) Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ ngay sau khi phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2024 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
e) Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để hoàn thành mục tiêu đề ra.
g) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền cơ sở, Trưởng Ban chỉ đạo các cấp quyết liệt triển khai Chương trình với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” để đẩy nhanh tiến độ, cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trước ngày 31 tháng 8 năm 2025.
- Khẩn trương hoàn thành việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình người có công với cách mạng và thân nhân gia đình liệt sĩ trước ngày 27 tháng 7 năm 2025 nhằm thể hiện sự tri ân thiết thực với người có công và gia đình liệt sĩ.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc huy động, vận động mọi nguồn lực hợp pháp để hỗ trợ các hộ dân, tiết kiệm chi phí xây dựng, sửa chữa nhà ở.
- Kịp thời rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp tại địa phương phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 02 cấp sau khi sắp xếp để chỉ đạo công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại địa phương, bảo đảm tính liên tục, không gián đoạn.
- Đối với các địa phương còn nhà tạm, nhà dột nát chưa khởi công, đề nghị đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai đồng loạt khởi công trước ngày 25 tháng 6 năm 2025 và phấn đấu hoàn thành để bàn giao cho người dân trước ngày 15 tháng 8 năm 2025.
a) Về thủ tục chuẩn bị đầu tư
- Bộ Tài chính chỉ đạo VEC đẩy nhanh tiến độ lập Báo cáo NCKT dự án đầu tư mở rộng cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành, phê duyệt trong tháng 7 năm 2025.
- Bộ Xây dựng hoàn thành các thủ tục để khởi công dự án Dầu Giây - Tân Phú trong tháng 8 năm 2025.
- Thành phố Hà Nội, tỉnh Lâm Đồng hoàn thiện các thủ tục để khởi công DATP 3 Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội trong tháng 7 năm 2025; khởi công dự án Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương dịp 19 tháng 8 năm 2025.
- Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt Báo cáo NCKT dự án Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, hoàn thành trong tháng 6 năm 2025.
b) Về công tác GPMB
- Các tỉnh Đồng Nai, Lạng Sơn, Kiên Giang, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để bàn giao toàn bộ phần mặt bằng còn lại của các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025 (bao gồm cả trạm dừng nghỉ) trong tháng 6 năm 2025.
- Thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên quyết liệt triển khai công tác GPMB đáp ứng tiến độ triển khai dự án đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội.
c) Về vật liệu xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre khẩn trương hoàn thành thủ tục cấp mỏ còn lại cho các dự án, hoàn thành trong tháng 6 năm 2025.
- Các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre xem xét nâng công suất mỏ đáp ứng nhu cầu năm 2025 cho dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
d) Về triển khai thi công
- Bộ Xây dựng chỉ đạo các Chủ đầu tư, các nhà thầu tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ thi công các DATP còn lại của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Liên - Túy Loan, DATP 2 Biên Hòa - Vũng Tàu, bảo đảm hoàn thành trong năm 2025; tăng cường theo dõi, giám sát việc triển khai các dự án do địa phương làm cơ quan chủ quản, kịp thời tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều hành, đáp ứng tiến độ đề ra.
- Các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tuyên Quang, Hà Giang, Đắk Lắk cần quyết liệt trong triển khai, áp dụng các giải pháp kỹ thuật rút ngắn thời gian thi công để bảo đảm hoàn thành các dự án DATP 3, 5 Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, DATP1 Biên Hòa - Vũng Tàu, Tuyên Quang - Hà Giang, DATP 3 Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột trong năm 2025.
- Các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Lạng Sơn, Cao Bằng chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bổ sung nhân lực máy móc thiết bị, thi công 3 ca 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
- Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu, phấn đấu hoàn thành trong tháng 10 năm 2025.
- Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tập trung nguồn lực, quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án sân bay Gia Bình và tuyến đường nối với Thủ đô Hà Nội, bảo đảm tiến độ theo yêu cầu.
đ) Về Cảng hàng không Quốc tế Long Thành
Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng chỉ đạo ACV và các cơ quan đơn vị có liên quan tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn lao động, tổ chức thi công hợp lý, khoa học, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án trong năm 2025.
3. Về nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2025
a) Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, các chỉ đạo của các Bộ, cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công với quyết tâm chính trị cao hơn nữa; xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2025, là một trong những căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình, an toàn vệ sinh lao động, không đội vốn, chống tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí.
b) Phát huy hơn nữa vai trò người đứng đầu các Bộ, cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương; đề cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của cấp trên. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào ra việc đó, làm việc nào dứt việc đó, phân công phải bảo đảm “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”. Chủ động kiểm tra, xử lý vướng mắc phát sinh ngay tại đơn vị, công trường, dự án, bảo đảm kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.
c) Rà soát, xác định rõ những tồn tại, yếu kém ở từng khâu trong chỉ đạo, điều hành, quản lý đến tổ chức thực hiện của từng dự án; từ đó kịp thời xử lý những vướng mắc của từng khâu, nhất là về thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư..., đề ra các giải pháp cụ thể, đồng bộ, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục những yếu kém trong triển khai thực hiện.
d) Thường xuyên rà soát, kịp thời điều chuyển vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định.
đ) Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất đắp nền), phục vụ tốt việc thi công các dự án đầu tư.
e) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao nghiên cứu, khẩn trương xử lý các kiến nghị của các đại biểu tại Hội nghị; tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan đến triển khai thực hiện dự án đầu tư công để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo quy định.
g) Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục rà soát các thủ tục đầu tư cần cắt giảm, các khó khăn, vướng mắc về thể chế liên quan đến thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công, gửi các Bộ liên quan để xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền nội dung vượt thẩm quyền theo quy định.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
[1] Gồm: (1) Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai chưa hoàn thành GPMB các trạm dừng nghỉ dự án cao tốc Bắc Nam trước ngày 20 tháng 5 năm 2025; (2) Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chưa phê duyệt dự án Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài trong tháng 5 năm 2025; (3) Tỉnh Lạng Sơn và Đồng Nai hoàn thành GPMB trong tháng 5 năm 2025.
[2] Cùng kỳ năm 2024 giải ngân khoảng 188,4 nghìn tỷ, đạt 28,2% kế hoạch
[3] Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Đồng Nai, Lạng Sơn, Kiên Giang, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
[4] Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long.
[5] Các cơ quan, đơn vị chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao, gồm: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các địa phương: Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau.
[6] Một số bộ, địa phương có số vốn kế hoạch năm 2025 chiếm tỷ trọng lớn, nhưng giải ngân thấp như: Hà Nội, TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước ...