Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp

Số hiệu 183/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành 01/07/2025
Ngày có hiệu lực 15/08/2025
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Trần Hồng Hà
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 183/2025/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2025

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 156/2018/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

1. Bổ sung khoản 12, khoản 13 sau khoản 11 Điều 3 như sau:

“12. Cây dược liệu trong rừng là những loài thực vật, nấm sinh trưởng, phát triển trong rừng, cung cấp nguyên liệu làm thuốc và các công dụng khác phục vụ chăm sóc sức khỏe con người.

13. Thu hoạch cây dược liệu là quá trình khai thác toàn bộ hoặc một phần bộ phận của cây dược liệu được nuôi, trồng phát triển trong rừng.”

2. Bổ sung Mục 4a sau Mục 4 Chương II như sau:

“Mục 4a

NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT

Điều 32a. Nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

1. Việc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng phải bảo đảm duy trì diện tích rừng, chất lượng rừng, diễn thế tự nhiên và mục đích sử dụng của khu rừng; không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất, dưới lòng đất và tuân thủ theo quy định của Nghị định này.

2. Cây dược liệu nuôi, trồng phát triển trong rừng có đặc điểm sinh thái thích hợp với điều kiện lập địa của khu vực, thuộc danh mục cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc các cây dược liệu khác có giá trị y tế và kinh tế cao ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

3. Không lợi dụng hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu để thu hoạch cây dược liệu tự nhiên trong rừng; sản phẩm cây dược liệu sau thu hoạch phải được vận chuyển ra khỏi rừng, không được ngâm, ủ, sấy, bảo quản và chế biến cây dược liệu trong rừng.

4. Chế độ quản lý về khai thác, điều kiện, cấp mã số cơ sở trồng cấy cây dược liệu thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

5. Trường hợp rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư, chủ rừng tự quyết định việc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu nhưng không được thay đổi mục đích sử dụng của khu rừng.

Điều 32b. Hình thức nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

1. Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ:

a) Chủ rừng là tổ chức được tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững;

b) Chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Không nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; những khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ, vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Trường hợp nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản báo cáo đánh giá chi tiết về vị trí, địa điểm có thể nuôi, trồng phát triển cây dược liệu mà vẫn bảo đảm an toàn và khả năng phòng hộ của khu rừng (về ngăn chặn lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp) để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấp thuận trước khi phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 32đ và điểm đ khoản 3 Điều 32e Nghị định này.

2. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu:

a) Chủ rừng là tổ chức được tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững;

b) Chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hợp tác, liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...