Youtuber có trốn thuế, né thuế?
Trong thời đại công nghệ số, việc truy thu thuế thu nhập gặp nhiều khó khăn vì có nhiều người thu nhập khủng từ nhiều nguồn Facebook, Google, Youtube. Vì thế chuyện né thuế trốn thuế không còn quá xa lạ.
Những chiêu thức trốn thuế, né thuế
- Youtube thường trả tiền cho các youtuber thông qua tài khoản ngân hàng. Trước khi Nghị định 126 có hiệu lực các Youtuber có thể trốn thuế bằng cách không khai báo thuế.
- Một chiêu thức lách thuế, né thuế đó là khai báo không trung thực, không đúng với thực tế. Các dữ liệu giao dịch có thể bị sửa đổi hoặc xóa bỏ sau khi thực hiện
- Mặc dù kiếm được thu nhập khủng nhờ Youtube nhưng nhiều chủ kênh sử dụng nick name, không biết tên thật là gì cũng không tự giác nộp thuế khiến cơ quan thuế gặp rất nhiều khó khăn trong việc truy thu
- Với những người làm youtube doanh thu khủng họ luôn cố gắng tìm cách giảm thiểu số tiền thuế họ phải trả. Một youtuber tại Anh đã cố gắng chuyển công ty của mình sang một nước đánh thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn để có thể giảm thiểu gánh nặng đóng thuế.
- Youtuber còn có cách thức trốn thuế thông qua cổng thanh toán quốc tế:
Các cổng trung gian thanh toán quốc tế như Paypal, Payoneer,... hiện vẫn chưa được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đồng nghĩa, các giao dịch trên cổng thanh toán trên không được Nhà nước Việt Nam bảo hộ. Cổng thanh toán quốc tế bị lợi dụng trong việc chuyển nhận tiền không rõ nguồn gốc.
Một youtuber sở hữu 3 kênh youtube doanh thu lên đến 150 triệu/ tháng đã có chia sẻ như sau: “Tôi không nhận trực tiếp nguồn tiền từ YouTube mà có một đối tác tin cậy ở Châu Âu nhận thay rồi chuyển lại cho tôi như người thân, bạn bè chuyển khoản thông thường” - anh H.V. kể. Như vậy, theo anh H.V chia sẻ, anh chỉ tốn 3% phí hoa hồng cho đối tác nhận tiền ở Châu Âu, thay vì 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân theo quy định đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm.
Việc chuyển tiền có tính chất cá nhân như trên ở một số cổng thanh toán là hoàn toàn miễn phí và tức thời. Theo Youtuber này cho biết, trong giới kiếm tiền trên Facebook, YouTube hay các nền tảng nước ngoài, có một lượng lớn nhận tiền doanh thu thông qua ví Paypal, ví Payoneer và sau đó không kê khai để đóng thuế.
- Nhìn chung cơ quan thuế khó quản lý các nguồn thu nhập từ youtube của youtuber nếu họ không kê khai thuế, không thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đóng thuế.
Nghị định 126 ra đời giúp Cơ quan thuế dễ dàng hơn trong việc kiểm soát truy thu thuế
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế, kể từ ngày 5.12, các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp.
Hiện, các ông lớn như Google, Youtube hay Facebook vẫn trả tiền cho các cá nhân, đối tác thông qua các tài khoản ngân hàng được lập sẵn. Với quy định của Nghị định 126/2020, cơ quan thuế sẽ làm việc trực tiếp với các đối tác cung cấp dịch vụ, trả tiền cho các cá nhân trong nước bên cạnh việc làm việc với các cá nhân, tập thể có liên quan.Youtube và cơ quan thuế sẽ rà soát các trường hợp có doanh thu lớn, bất thường để đảm bảo các đối tượng này chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân cố tình không thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế sẽ bị thanh, kiểm tra và xử phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định. Thậm chí, ngành thuế sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để khởi tố với trường hợp trốn thuế lớn, phức tạp...
Tuy nhiên vẫn còn một điều bất cập rằng: cơ quan thuế hiện vẫn chưa nắm được hết các cá nhân được Google, Youtube, Facebook trả tiền hoặc làm đối tác ở Việt Nam để có thể truy thu hết những người có thu nhập từ Youtube nhưng trốn tránh nghĩa vụ thuế.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước