Tư vấn tuyển sinh 2022: Những thông tin cần biết khi chọn ngành luật

(có 5 đánh giá)

Ngành luật nhiều năm qua luôn có sức hút lớn với các bạn trẻ, các trường top điểm của ngành này khá cao. Tuy nhiên nhiều bạn sinh viên vẫn chưa tìm hiểu kỹ thông tin, chính xác tin cậy liên quan đến ngành luật. Vậy nên bài viết này sẽ gửi đến bạn thông tin chính xác, tin cậy liên quan đến ngành luật này.

>> Phương án tuyển sinh ngành luật của các trường ĐH trên cả nước năm 2022 (cập nhật...)

>> Học Luật cần giỏi môn gì?

 

1. Ngành luật hiện nay không những không “thừa” nhân sự mà còn đang “khát” nhân sự

Theo trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường nguồn lao động, nhu cầu lao động ngành Luật vẫn sẽ tăng từ năm 2017 đến năm 2020, tính riêng các chức danh tư pháp, Việt Nam cần tới hơn 20.000 nhân sự, trong đó cần thêm 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2000 công chứng viên, 3000 chấp hành viên và hàng trăm thẩm tra viên. Những năm sau, nhu cầu nhân sự trong ngành Luật sẽ còn tiếp tục tăng cao bởi nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong môi trường kinh tế hội nhập sinh viên ra trường không chỉ giới hạn việc làm ở các tổ chức, cơ quan nhà nước hành chính công mà còn mở rộng ra là doanh nghiệp, công ty trong nước và các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.

2. Học luật ra không chỉ làm Luật sư

Điều này không chỉ nhiều phụ huynh nhầm lẫn mà ngay cả các bạn học sinh khi chưa tìm hiểu kỹ vẫn nghĩ học luật xong thì sẽ mặc nhiên trở thành Luật sư. Nhưng thực chất không phải vậy. Các chức danh nghề nghiệp mà sinh viên Luật sau khi tốt nghiệp và học thêm các khóa nghiệp vụ có thể đảm nhận như là:

Thư ký toà án: là công chức làm việc tại tòa án, có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, sắp xếp hồ sơ, hướng dẫn đương sự và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Thẩm phán: người làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý phù hợp với các hành vi vi phạm luật pháp.

Kiểm sát viên: làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích cho Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm soát viên thể hiện rõ ràng nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm soát viên có quyền đưa một vụ việc ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm.

Luật sư: Luật sư có 2 mảng công việc chính là Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án ở trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của các khách hàng.

Công chứng viên: làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chính là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của các cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch thuật từ tiếng nước ngoài…

Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân Luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức… vị trí chuyên viên pháp chế là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp nên cử nhân luật có thể làm pháp chế doanh nghiệp, pháp chế ngân hàng khi ra trường.

Giảng viên luật: Cử nhân Luật có nghiệp vụ sư phạm có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học.

Content Luật: Mạng xã hội phát triển, vị trí việc làm content luật cũng là một việc làm hấp dẫn cho các bạn cử nhân luật

Ngoài ra còn các nghề như: Thừa phát lại, Quản tài viên,…

3. Ngành luật thi khối nào, xét những tổ hợp môn nào?

Ngành Luật có điểm xét tuyển đầu vào cao với đa dạng các tổ hợp môn, giúp các bạn có nhiều sự lựa chọn hơn:

A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học;

A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh.

C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý.

D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh.

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp.

D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh.

4. Điểm chuẩn ngành luật năm 2021

Nội dung này NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT đã viết đầy đủ ở bài: Điểm chuẩn đại học ngành Luật năm 2021 (Đầy đủ nhất). Quý vị phụ huynh và các bạn học sinh có thể xem lại bài viết tại đây.

5. Học luật ra trường có dễ xin việc không?

Dù là ngành nghề nào đi chăng nữa thì chuyện tìm kiếm việc làm chưa bao giờ là dễ dàng. Sinh viên cho rằng tốt nghiệp ngành luật khó tìm việc hầu hết đều chưa có định hướng tương lai của bản thân.

Ngành luật có lợi thế hơn các ngành khác là ra trường sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc tại các vị trí khác nhau tuy nhiên kéo theo đó cũng đòi hỏi sinh viên phải học nâng cao, học các lớp nghiệp vụ bổ trợ thì mới có thể tiếp tục theo đuổi công việc mình mong muốn.

Vậy nên định hướng là bước rất quan trọng đối với sinh viên học luật. Nếu định hướng được khả năng, phát triển các kỹ năng vốn có và nâng cao kiến thức chuyên môn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì chuyện thất nghiệp sẽ không xảy ra.

Vị trí công việc phù hợp gắn với khả năng và mong muốn của bản thân. Nếu đam mê và có hướng đi lựa chọn rõ ràng các bạn sẽ không phải loay hoay trước tương lai của việc. Sinh viên có thể tham khảo việc làm tại các trang tuyển dụng uy tín như NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Cơ hội việc làm là rộng mở vì thế nên đừng để nỗi lo thất nghiệp làm cản bước bạn.

(có 5 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.360 
Việc làm mới nhất