Trợ lý kinh doanh là gì? Mức lương vị trí này mang lại có hấp dẫn?
Trợ lý kinh doanh là một trong những ngành nghề khá hot trên thị trường hiện nay. Vậy trợ lý kinh doanh là gì? Mức lương mà vị trí này có thực sự hấp dẫn?
Trợ lý kinh doanh là gì?
Trợ lý kinh doanh tên tiếng anh là: Sale Admin, Sales Assistant. Đây là vị trí công việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Trợ lý kinh doanh sẽ là người phối hợp với các bộ phận khác để hỗ trợ hoạt động bán hàng, nâng cao doanh số trong bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.
Hầu hết ngày nay, doanh nghiệp tồn tại và phát triển phụ thuộc vào bộ phận kinh doanh. Và trợ lý chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đầy doanh thu. Họ sẽ thảo luận, làm việc và báo cáo những vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh. Đồng thời trợ lý sẽ làm việc và nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ trưởng bộ phận hoặc giám đốc kinh doanh.
Công việc chính của một Trợ lý kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp, công ty với mục đích kinh doanh sản phẩm kinh doanh khác nhau thì nhiệm vụ và công việc của vị trí Trợ lý kinh doanh theo đó cũng sẽ thay đổi cho phù hợp nhưng nhìn chung công việc chính của một Trợ lý kinh doanh sẽ được tóm lượt như sau.
- Tiếp nhận đơn hàng, giải quyết đơn hàng quản lý hồ sơ khách hàng
- Tư vấn bán hàng cho khách lẻ (khách hàng không thuộc hệ thống đại lý và siêu thị)
- Kiểm tra công nợ, quản lý công nợ khách hàng đại lý + khách lẻ.
- Quản lý, báo cáo hoạt động kinh doanh hằng tuần/ thánh/ quý
- Theo dõi lên kế hoạch đặt hàng
- Theo dõi, xây dựng và thường xuyên đôn thúc nhắc nhở bộ phận kinh doanh thực hiện đúng với kế hoạch, chiến lược đã được phê duyệt.
- Quản lý quan hệ với đối tác (hãng) bao gồm các công việc sau: Quản lý việc đáp ứng các yêu cầu về thủ tục partner với hãng, đăng ký và quản lý deal với hãng, quản lý các báo giá / hợp đồng với hãng.
- Hỗ trợ bộ phận phát triển kinh doanh trong việc chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ thầu dự án.
- Hỗ trợ bộ phận phát triển kinh doanh trong việc tổ chức các cuộc họp với đối tác, các sự kiện, event của dự án.
- Chăm sóc các khách hàng tiềm năng, giải đáp mọi thắc mắc giúp khách hàng tin tưởng sử dụng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ các công việc phát sinh khác của kinh doanh.
Cơ hội thăng tiến của vị trí Trợ lý kinh doanh
- Sự thăng tiến chính là động lực để nhân viên cố gắng mỗi ngày trong công việc. Vị trí Trợ lý kinh doanh là vị trí không thể thiếu trong một doanh nghiệp công ty nên chắc chắn sẽ mang lại nhiều triển vọng tương lai cho ngành nghề này.
- Khi bạn đã tích lũy được kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì chỉ trong khoảng 3 – 5 năm, từ vị trí Trợ lý kinh doanh bạn có thể trở thành chuyên viên giám sát kinh doanh, giám đốc kinh doanh hoặc nếu tích lũy có một số vốn riêng thì bạn hoàn toàn có khả năng tự mở doanh nghiệp riêng của mình. Công việc nào cũng tạo cơ hội thăng tiến nếu như bạn nỗ lực học hỏi và tích lũy mỗi ngày.
Mức lương vị trí Trợ lý kinh doanh
- Mức thu nhập hàng tháng của một Trợ lý kinh doanh sẽ bao gồm mức lương cố định và thưởng dựa vào kết quả công việc, hoa hồng phần trăm doanh thu mỗi tháng. Theo đó lương của Trợ lý kinh doanh sẽ giao động 10 - 15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khối lượng công việc và năng lực của mỗi người, mỗi công ty khác nhau.
- Đối với Trợ lý kinh doanh hay dân làm công việc Sale nói chung thì tiền thưởng hoa hồng đôi lúc lên đến 8 chữ số. Với mức thu nhập hấp dẫn cùng nhiều đãi ngộ như thế, trợ lý kinh doanh đang là nghề được nhiều người lựa chọn.
Yêu cầu đối với vị trí công việc Trợ lý kinh doanh
- Tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành liên quan đến kinh tế như quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing, … tại các trường đại học, cao đẳng
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu, lập báo cáo
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như Microsoft Word, Excel,…
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước