“Tại…” “Tưởng…”, hai câu cửa miệng tối kỵ cho bất kỳ ai muốn thăng tiến trong sự nghiệp
Tâm lý đổ lỗi và tâm lý thụ động là hai rào cản lớn nhất trên con đường phát triển sự nghiệp của mỗi người. Vì vậy đây cũng là hai tính cách mà mỗi chúng ta cần phải loại trừ từ khi còn trong “trứng nước”.
Thói quen đổ lỗi là biểu hiện của một người nhút nhát
“Nhân vô thập toàn”, đó là câu nói từ thời xa xưa của ông bà ta để lại, ý muốn nói rằng con người ta không ai là hoàn hảo. Ai cũng có nhược điểm của riêng mình, mọi việc được làm ra không phải lúc nào cũng hoàn hảo, việc gặp lỗi trong cuộc sống, mắc lỗi trong công việc là một điều bình thường.
Tuy nhiên, để việc mắc lỗi là một hiện tượng bình thường, cá nhân mỗi người phải biết cách khắc phục lỗi, luôn hoàn thiện bản thân để trong quá trình lao động, học tập ít xảy ra lỗi nhất. Và điều quan trọng hơn nữa, mỗi khi mắc lỗi trong công việc, phải biết lỗi sai của mình ở đâu, và biết cách khắc phục lỗi sai đó như thế nào. Mắc lỗi là việc bình thường, nhưng để lỗi lặp đi lặp lại nhiều lần cũng là biểu hiện của một người không biết cố gắng.
Quay lại với thói quen đổ lỗi trong công việc. Nếu để ý, mọi người sẽ nhận ra ngay câu cửa miệng của những người này đó chính là “Tại vì…”. Bất kì lúc nào gặp lỗi mà phải giải trình, những người này thường có xu hướng tìm lý do, điều kiện ngoại tác để lập luận và giải thích. Ví dụ như: “Tại vì trời mưa, kẹt xe nên em đi trễ”, “Tại vì mạng chậm quá nên em không gửi mail được”…
Có hàng trăm câu “Tại vì…” mà những người có thói quen đổ lỗi có thể nghĩ ra. Tất nhiên có những trường hợp lỗi sai thực sự là do điều kiện khách quan, nhưng những người có trách nhiệm trong công việc họ sẽ không lấy điều kiện khách quan làm lý do trước nhất. Nếu như biết trời mưa sẽ kẹt xe, tại sao không chủ động đi sớm hơn thường ngày? Nếu ở nhà mạng chậm sao không tranh thủ gửi mail lúc hết giờ làm việc ở công ty? Đã thử dùng mạng 4G chưa?... Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề nhưng họ không lựa chọn hoặc không biết để lựa chọn, nhưng chung quy kết quả cuối cùng là không hoàn thành nhiệm vụ. Và lỗi không hoàn thành nhiệm vụ thì một người có trách nhiệm họ sẽ nhận lỗi về mình đầu tiên chứ không phải tìm cách đổ lỗi cho điều kiện ngoại tác, đổ lỗi cho mọi người xung quanh.
Trong công việc, không một nhà quản lý nào thích những nhân viên có thói quen đổ lỗi, nhút nhát, không dám chịu trách nhiệm về mình.
“Tưởng…” câu cửa miệng của người không chủ động trong công việc
“Em tưởng là…” “Em tưởng rằng…”
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra đây là những câu cửa miệng của một người khi bị bắt lỗi.
Thời đi học, khi thầy cô hỏi những lý do không học bài, không làm bài tập đầy đủ, sẽ có những câu trả lời như: “Em tưởng bài này không cần làm”, “Em tưởng cô không giao bài này”.
Khi đi làm, khi sếp giao viện nhưng không hoàn thành. Một vài nhân viên sẽ có những giải thích mở đầu bằng những câu nói với cấu trúc kể trên: “Em tưởng việc này sếp giao cho abc…”, “Em tưởng việc này thuộc bộ phận xyz…”, “Em tưởng lịch công tác sếp nắm hết rồi…”
Có rất nhiều câu “Tưởng…” được sinh ra trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, thì những câu nói này đều bộc lộ cho người khác thấy rằng bạn là một người không biết chủ động trong công việc của mình. Thời đi học thì không chủ động trong bài vở, thời đi làm thì không chủ động kiểm soát những việc liên quan để hoàn thành nhiệm vụ…
Và đương nhiên, những người không chủ động việc của mình thường không được đánh giá cao trong mọi môi trường làm việc khác nhau.
Làm thế nào để loại bỏ những thói quen xấu đó?
Hãy tập từ những thói quen nhỏ nhất, luôn nhắc nhở bản thân, mọi lỗi sai trong cuộc sống hằng ngày, suy nghĩ đầu tiên là phải đặt câu hỏi vì sao lại có lỗi sai đó. Và trong rất nhiều câu hỏi vì sao, hãy ưu tiên những lý do chủ quan để suy xét và khắc phục. Ví dụ, hôm nay bạn thức dậy muộn không phải do báo thức điện thoại nhỏ, mà do hôm qua bạn thức quá khuya. Hôm nay quần áo của bạn bị ướt không phải do trời mưa mà do sáng đi làm bạn quên không gom quần áo vào nhà… Học thói quen nhận trách nhiệm với chính bản thân mình sẽ giúp cho tinh thần dám chịu trách nhiệm được nâng cao và dần dần qua quá trình rèn luyện, thói quen đổ lỗi sẽ không còn là một đặc điểm tính cách của bạn nữa.
Hãy tập thói quen ghi chép để chủ động hơn trong công việc. Một người dù có trí nhớ tốt đến mấy cũng không thể làm hết các đầu mục công việc nếu không có một “checklist” cụ thể. Cho nên khi có thói quen ghi chép, ghi chú khi làm một việc nào đó, thì tính chủ động trong công việc của bạn sẽ được nâng cao hơn.
Và điều quan trọng nhất là phải rèn luyện từng ngày, từ trong công việc đến những vấn đề liên quan đến đời sống cá nhân, vì để thay đổi thói quen cũng như tính cách không phải là chuyện của ngắn hạn mà đó là một cuộc “trường kỳ kháng chiến” mà ở đó bạn phải luôn chiến đấu hết mình.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 1 giờ trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 8 ngày trước