Sinh hoạt công dân đầu khóa trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa trong năm học là gì? Nội dung chính của sinh hoạt công dân đầu khóa gồm những nội dung gì? Đối tượng tham gia sinh hoạt công dân đầu khóa gồm những ai?
- Giới thiệu về sinh hoạt công dân đầu khóa
- Nội dung chính của sinh hoạt công dân đầu khóa
- 1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với sinh viên
- 2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên
- 3. Phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách của sinh viên; các quy chế, quy định có liên quan
- 4. Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề
- Đối tượng tham gia tuần sinh hoạt công dân đầu khóa
Giới thiệu về sinh hoạt công dân đầu khóa
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Quyết định 50/2007/QĐ-BGDĐT có đề cập việc thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn minh, tiến bộ, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các trường, do Giám đốc, Hiệu trưởng (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) trực tiếp chỉ đạo.
Việc thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và truyền thống văn hoá Việt Nam; thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, địa phương và điều kiện của nhà trường.
- Kết hợp giáo dục chính khoá với tổ chức các hoạt động ngoại khoá; kết hợp giáo dục với việc tổ chức các hoạt động thực tiễn có tác dụng giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống.
- Bảo đảm nguyên lý giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Bảo đảm phát huy tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh, sinh viên, biến quá trình giáo dục, rèn luyện thành tự giáo dục, tự rèn luyện.
Việc thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động giáo dục của các cơ sở đào tạo. Hoạt động này thông thường được thực hiện thông qua việc tổ chức Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên đầu khoá, cuối khoá, đầu năm học.
Sinh hoạt công dân đầu khóa trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp (Hình từ Internet)
Nội dung chính của sinh hoạt công dân đầu khóa
Theo quy định tại Chương 2 Quyết định Quyết định 50/2007/QĐ-BGDĐT nội dung chính của sinh hoạt công dân đầu khóa gồm 03 phần chính và được hướng dẫn cụ thể tại Công văn 4337/BGDĐT-GDCTHSSV (đối với năm học 2024 - 2025 hiện chưa có công văn hướng dẫn), bao gồm:
1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với sinh viên
- Quán triệt những nội dung cơ bản, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ sáu; kết quả Hội nghị lần thứ bảy (Hội nghị giữa nhiệm kỳ) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
- Quán triệt những nội dung cơ bản trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng liên quan đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, đặc biệt là Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
- Quán triệt, học tập chuyên đề toàn khóa, nội dung sinh hoạt chuyên đề năm 2023 về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; giáo dục sinh viên rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam.
- Thông tin về tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2023.
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên
- Phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích của sinh viên theo quy định tại Hiến pháp năm 2013; Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục đại học năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 và các văn bản khác có liên quan.
- Phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của sinh viên được quy định tại: Bộ luật hình sự năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015; Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Luật An ninh mạng; Luật Thanh niên 2020; Luật Phòng chống ma túy 2021; Luật Phòng chống tác hại thuốc lá; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản khác có liên quan.
3. Phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách của sinh viên; các quy chế, quy định có liên quan
Trang bị những kiến thức cần thiết cho sinh viên khi mới nhập học bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ của sinh viên; các văn bản quy định về chế độ chính sách của sinh viên; các quy chế, quy định về đào tạo, về công tác sinh viên, công tác Đoàn, Hội, tư vấn học đường; công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học; công tác xã hội trường học; các nội quy, quy định, những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.
4. Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề
- Giới thiệu về ngành, nghề, chương trình đào tạo, công tác tư vấn học đường cho sinh viên; hướng dẫn sinh viên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động, các chương trình văn hóa, văn nghệ, các hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội; các chương trình, hoạt động của cơ sở đào tạo.
- Hướng dẫn phương pháp học đại học hiệu quả; kỹ năng hội nhập trong môi trường mới, kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức các hoạt động cho sinh viên thi đua học tập, rèn luyện; khơi dậy ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp.
- Giáo dục truyền thống, đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng nghề nghiệp, việc làm; kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, quản lý cảm xúc và các kỹ năng viết hồ sơ xin việc.
- Giáo dục phòng, chống tham nhũng; trang bị kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế cho sinh viên.
- Các chuyên đề khác theo kế hoạch và thực tiễn của nhà trường.
Đối tượng tham gia tuần sinh hoạt công dân đầu khóa
Theo khoản 4 Điều 8 Quyết định 50/2007/QĐ-BGDĐT có quy định một trong những biện pháp thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là tổ chức Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên đầu khoá, cuối khoá, đầu năm học. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 9 của Quyết định cũng có nêu thời lượng dành cho Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên ít nhất là 5 buổi, 5 buổi còn lại dành cho các nội dung khác trong cả năm học.
Như vậy, có thể thấy sinh hoạt công dân đầu khóa không phải là môn học chính trong chương trình học của học sinh, sinh viên của trường, nhưng đây là hoạt động giáo dục bắt buộc phải tham gia đầy đủ. Điều này nhằm đảm bảo rằng tất cả học sinh, sinh viên đều nắm rõ các quy định, nội quy và được định hướng đúng đắn ngay từ đầu năm học.
Tags:
Sinh hoạt công dân đầu khóa tuần sinh hoạt công dân đầu khóa Lễ khai giảng sinh hoạt công dân Hội nghị sinh hoạt công dân Sinh hoạt lớp đầu khóa-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước