Những đặc trưng cơ bản của nghề Luật Sư
Từ trước đến nay nhiều người vẫn hay nhầm lẫn rằng học Luật chỉ để làm Luật Sư tuy nhiên Luật Sư chỉ là một trong những ngành nghề thuộc lĩnh vực pháp luật. Mỗi ngành nghề sẽ có một đặc trưng cơ bản riêng và nghề Luật Sư cũng vậy. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nghề này.
Luật sư là nghề “chuyên biệt”
Nói Luật Sư là nghề đặc trưng, chuyên biệt quả không có gì sai. Vì có nhiều ngành nghề khác dù bạn không tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành mà có năng khiếu có tư duy hay kỹ năng bạn vẫn sẽ làm được ví dụ: Sales, CSKH, Truyền thông, Content,… Tuy nhiên nghề Luật sư chỉ dành cho những người được gọi là Luật Sư. Tức là bạn phải là Cử nhân Luật, học khóa đào tạo Luật sư, có thẻ Luật sư thì mới có thể hành nghề này được. Nghề này chuyên biệt cả tính chất và chuyên môn phải vững từ trình độ pháp lý, kỹ năng pháp lý và đạo đức nghề luật.
Nghề Luật sư là một nghề nghiệp tự do
Luật sư độc lập trong hành nghề và tự chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình. Vì tính chất tự do của nghề nghiệp nên việc quản lý nhà nước đối với luật sư cũng có những tính chất riêng biệt so với việc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thương mại hoặc dịch vụ khác. Có một sự thật rằng, số lượng Luật sư được cấp thẻ hành nghề thực tế nhiều hơn số lượng Luật sư hành nghề và kiếm sống bởi chính nghề Luật sư. Từ đó dẫn đến câu chuyện nguồn cung chuyên nghiệp từ ngành nghề này không đủ nhu cầu trên thị trường mặc dù hằng năm số lượng Cử nhân Luật tốt nghiệp rất nhiều và số lượng hoàn thành khóa đào tạo nghề Luật sư cũng không phải ít.
Những đặc trưng cơ bản của nghề Luật Sư (Hình từ internet)
Nghề Luật sư là nghề cung cấp dịch vụ
Đúng vậy, nghề Luật sư là nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Bạn sẽ thường bắt gặp câu slogan hay các tiêu chí làm việc ở các tổ chức, công ty luật motif như sau: Công ty luật chúng tôi đi tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, bao gồm tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp.
Các dịch vụ được cung cấp đa lĩnh vực đơn cử như: Dân sự, Luật doanh nghiệp, Hôn nhân gia đình, Pháp luật lao động,… với đa dạng hình thức: Tư vấn pháp luật; Hỗ trợ soạn thảo văn bản,…; Tư vấn rà soát hợp đồng; Đại diện theo ủy quyền,…
Luật sư vẫn có quyền làm trái ngành hoặc làm các công việc liên quan
Rõ ràng đây là một nét đặc trưng cơ bản của nghề Luật sư. Không học Luật sư thì không thể làm Luật sư, tuy nhiên có những người đã có thẻ Luật sư rồi vẫn không hành nghề Luật sư. Luật sư có nhiều lựa chọn cho con đường nghề nghiệp của mình và khi đó thẻ Luật sư là công cụ bổ trợ. Có rất nhiều Luật sư làm việc trong doanh nghiệp, công ty lớn với tư cách là Nhân viên pháp chế, Chuyên viên pháp chế. Hay làm việc ở các phòng ban pháp chế của ngân hàng,…
Trên đây là một vài nét đặc trưng cơ bản của nghề Luật sư. Hi vọng bài viết bổ ích đối với những bạn chưa hiểu biết sâu cũng như có định hướng theo nghề.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 1 giờ trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 8 ngày trước