Nhân viên giám sát kinh doanh là gì? Trách nhiệm công việc và yêu cầu của Giám sát kinh doanh?
Giám sát Kinh doanh (tiếng anh là Sales Supervisor) là vị trí công việc cấp quản lý có trách nhiệm chính giám sát hoạt động kinh doanh của đội ngũ kinh doanh trong công ty.
Trách nhiệm công việc chính của người giám sát kinh doanh?
Như đã đề cập, trách nhiệm chính của người giám sát kinh doanh là là thực hiện giám sát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận hành sản xuất của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên công việc của giám sát kinh doanh không chỉ là ngồi để thực hiện hoạt động giám sát. Mà hoạt động giám sát phải cho ra những kết quả, số liệu được cân đo đong đếm cụ thể.
Trách nhiệm của Giám sát kinh doanh là gì?
Từ những kết luận được rút ra đó, người giám sát kinh doanh phải rút ra được hoạt động kinh doanh đang gặp những trở ngại gì, vướng mắc nào… Có những rào cản nào đang kìm hãm tiến độ, năng suất sản xuất kinh doanh của công ty…
Từ những kết luận đó, người giám sát kinh doanh phải có những kết luận, phương án cải thiện, nâng cấp tiến độ sản xuất kinh doanh giúp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của công ty.
Yêu cầu của một người giám sát kinh doanh là gì?
Giám sát kinh doanh là một vị trí công việc cấp bậc quản lý trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, yêu cầu công việc đối với vị trí này cao hơn rất nhiều so với một vị trí nhân viên kinh doanh khác. Cụ thể những yêu cầu đòi hỏi như sau:
- Người giám sát kinh doanh đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu sắc về quy trình, sự vận hành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Trong hoạt động phân phối nguyên vật liệu cho đến việc chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng, người giám sát kinh doanh phải am hiểu từ những khâu nhỏ nhất
- Như những nhân viên kinh doanh khác, người giám sát kinh doanh cần phải có kỹ năng về giao tiếp và cũng cần kỹ năng đàm phán, thậm chí những yêu cầu này còn sâu sắc hơn một nhân viên kinh doanh thuần túy vì ngooài việc giám sát, quản lý đôi khi một giám sát kinh doanh cũng cần phải trực tiếp thực hiện việc trao đổi, đàm phán với khách hàng khi công ty yêu cầu.
Yêu cầu của Giám sát kinh doanh
- Khả năng chịu áp lực, cường độ công việc cao cũng là một yêu cầu cần có của vị trí giám sát kinh doanh vì bạn đôi khi thay mặt trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh làm việc với từng nhân viên kinh doanh trong công ty.
- Khi tuyển dụng vị trí giám sát kinh doanh, các doanh nghiệp thường ưu tiên những người tốt nghiệp đại học/ cao đẳng thuộc các chuyên ngành Quản trị kinh doanh hay lĩnh vực marketing. Nếu bạn đã được đào tạo qua trường lớp bài bản thì có thể công việc sẽ dễ dàng hơn. Do vậy, khi tuyển dụng thông thường nhà tuyển dụng có thể ưu tiên những người có trình độ bằng cấp đó.
Chi tiết công việc của một Giám sát kinh doanh
Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, sản xuất của từng công ty mà vị trí giám sát kinh doanh có những yêu cầu riêng biệt mang tính đặc thù của doanh nghiệp. Tuy nhiên một vị trí giám sát kinh doanh dù làm ở vị trí công việc nào, nhìn chung cũng có những trách nhiệm cơ bản sau:
- Theo dõi và giám sát các hoạt động kinh doanh, nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là đem lại lợi nhuận từ quá trình kinh doanh và hoạt động bán hàng cho doanh nghiệp.
- Thiết lập các chính sách chăm sóc khách hàng cần thiết nhằm biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng quen thuộc cho doanh nghiệp.
- Thực hiện vai trò trung gian giữa lãnh đạo cấp trên và nhân viên, cụ thể là việc truyền đạt những chính sách của cấp trên đối với cấp dưới và thể hiện những tâm tư nguyện vọng của cấp dưới đối với ban giám đốc.
- Đảm bảo kế hoạch bán hàng và giải quyết hàng tồn kho và một số yếu tố khác trong bán hàng như trưng bày hàng hóa, sản phẩm, … Từ đó đảm bảo đạt yêu cầu doanh số đề ra.
- Giám sát kinh doanh cũng trực tiếp triển khai những kế hoạch kinh doanh theo từng đợt như theo năm, theo quý và theo tháng để nhân viên cấp dưới thực hiện. Song song với điều này là đưa ra những chỉ tiêu hướng tới trong doanh số của từng kế hoạch này. Đồng thời đảm bảo thời gian và số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành.
- Họ cũng là những người trực tiếp theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của các cấp nhân viên cũng như đánh giá về mức độ đạt được yêu cầu công việc đó. Trong quá trình theo dõi sẽ phát hiện ra những vấn đề xảy ra, họ điều hướng hoặc đưa ra giải pháp kịp thời giải quyết những vấn đề đó.
- Tham gia vào quy trình tuyển dụng, đặc biệt nắm vai trò quan trọng trong khâu đào tạo nguồn nhân lực. Kết hợp với các phòng ban, những đơn vị khác tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên nói chung của bộ phận mình quản lý.
- Đưa ra các kế hoạch bán hàng, kế hoạch tuyển dụng nhân sự và tham gia vào việc đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
- Theo dõi tiến độ, kết quả và báo cáo tình hình tới cấp trên nhằm đảo bảo rằng cấp trên có thể cập nhật liên tục những thông tin việc làm quan trọng.
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước