Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?
Ngành Luật là luôn là một ngành hấp dẫn đối với mọi người. Tuy nhiên mức lương lại là rào cản đối với em khi quyết định theo học ngành này. Em muốn hỏi hiện tại mức lương của sinh viên mới ra trường là bao nhiêu? (Oanh, TPHCM)
- 1. Luật sư
- 2. Công chứng viên
- 3. Kiểm sát viên/Công tố viên
- 4. Thư ký tòa án
- 5. Giảng viên ngành Luật
- 6. Thẩm phán
- Nếu như sau khi tốt nghiệp bạn chọn con đường đi làm ngay thì bạn có thể trở thành
- 1. Nhân viên/ chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp
- 2. Nhân viên tại các văn phòng Luật, công ty Luật
- 3. Nhân viên / Chuyên viên nhân sự (Mảng C&B)
Xem thêm:
- Mẫu đơn xin việc mới nhất
- Tâm sự của sinh viên Luật khi ra trường
- Sinh viên Luật mới ra trường tìm việc và những khó khăn
- Học luật nhưng không làm đúng nghề luật thì có những thuận lợi và khó khăn gì?
Chào bạn, Nhân Lực Ngành Luật xin giải đáp thắc mắc của bạn về mức lương sinh viên Luật mới ra trường, như sau:
Có bạn sẽ chọn đi làm ngay, có bạn sẽ chọn đi học tiếp nhưng dù bạn chọn con đường nào thì bên cạnh việc cần tích lũy kinh nghiệm thì mình nghĩ bạn cũng sẽ luôn có một câu hỏi “khi mình lựa chọn con đường đó mức thu nhập của mình là bao nhiêu?”. Thông qua bài viết dưới đây mình mong là sẽ giúp các bạn chọn được con đường với mức thu nhập mình mong muốn nha.
Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Sinh viên Luật mới ra trường thông thường có 2 hướng đi, một là làm việc cho doanh nghiệp, hai là làm việc cho cơ quan nhà nước, do vậy, mức lương tối thiểu đối với sinh viên mới ra trường như sau:
- Nếu bạn chọn làm việc cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì mức lương tối thiểu bạn nhận được là 3.253.000 đồng/tháng đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học và 2.919.000 đồng/tháng đối với sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng.
- Còn nếu như bạn chọn làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương của bạn sẽ được xác định theo từng Vùng mà bạn làm việc. Cụ thể như sau:
- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng
- Vùng II:4.160.000 đồng/tháng
- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng
- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng
Bạn đừng vội nghĩ sao mà thấp thế vì đó chỉ là những mức tối thiểu do luật quy định mà thôi. Trên thực tế, tùy theo lĩnh vực mà bạn lựa chọn theo đuổi thì sẽ có những mức "lương bổng" khác nhau nha. Dưới đây sẽ là một số công việc mà các cử nhân Luật ra trường hay lựa chọn cùng với mức lương cụ thể :
Nếu như sau khi tốt nghiệp bạn lựa chọn con đường học lên cao thì bạn có thể trở thành:
1. Luật sư
Đối với các bạn chọn theo đuổi con đường trở thành Luật sư thì tùy theo số năm kinh nghiệm mà mức lương của bạn nhận được sẽ khác nhau. Theo một con số thống kê mình tìm được thì mức lương trung bình: 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng. Đặc biệt đối với các luật sư giữ vai trò làm người quản lý thông thường sẽ được hưởng mức lương 30.000.000 - 40.000.000 VNĐ/tháng và hưởng phần trăm doanh thu. Các vị trí cao hơn sẽ được hưởng mức lương cao hơn nữa tùy vào mỗi văn phòng hoặc công ty.
2. Công chứng viên
Đối với những bạn có ý định trở thành một công chứng viên thì mức lương bạn nhận được sẽ là 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng.
3. Kiểm sát viên/Công tố viên
Nếu như bạn mong muốn trở thành một kiểm sát viên hoặc công tố viên thì mức lương trung bình của bạn sẽ là 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng + 25% phụ cấp /tháng.
Xem chi tiết quy định về mức phụ cấp của Kiểm sát viên/ Công tố viên tại:
- Quyết định 138/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 13/6/2005
- Thông tư 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC có hiệu lực từ ngày 20/2/2006
- Mức lương của Kiểm sát viên năm 2023 được quy định như thế nào?
Bài viết liên quan: Con đường trở thành Kiểm sát viên
4. Thư ký tòa án
Với những bạn có khả năng ghi chép , quản lý và sắp xếp hồ sơ, …. và có niềm đam mê với nghề Thư ký tòa án thì mức lương bạn có thể nhận được bằng lương cứng + phụ cấp /tháng.
Bài viết liên quan: Mức lương của Thư ký Tòa án
5. Giảng viên ngành Luật
Nếu như bạn thích theo con đường nghiên cứu và giảng dạy thì khi là một giảng viên ngành luật bạn có thể có mức thu nhập từ 7.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng.
Giảng viên ngành luật (Hình từ internet)
Bài viết liên quan: Điều kiện trở thành giảng viên Luật
6. Thẩm phán
Nếu như bạn thích trở thành một Thẩm phán đưa ra những quyết định trong các phiên tòa thì mức lương trung bình bạn có thể nhận được bằng lương cứng + phụ cấp ngành nghề/tháng.
Xem chi tiết quy định về trợ cấp của Thẩm phán tại Quyết định 171/2005/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 8/7/2005.
Bài viết liên quan: Con đường từ Cử nhân Luật trở thành Thẩm phán
Nếu như sau khi tốt nghiệp bạn chọn con đường đi làm ngay thì bạn có thể trở thành
1. Nhân viên/ chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp
Đối với ngành này thì tùy theo khả năng và kinh nghiệp làm việc của bản thân thì bạn có thể nhận được những mức lương khác nhau. Theo thống kê mà mình tìm được thì mức lương thấp nhất mà bạn có thể nhận được đối với ngành này là 5.000.000 VNĐ và cao nhất là 30.000.000 VNĐ.
Xem ngay tin tuyển dụng mới nhất về: Pháp chế
2. Nhân viên tại các văn phòng Luật, công ty Luật
Với công việc này mức lương bạn có thể nhận được là từ khoảng 5.000.000 - 7.000.000 VNĐ tùy theo năng lực và vị trí
Xem ngay tin tuyển dụng mới nhất về: Văn phòng Luật, Công ty Luật
3. Nhân viên / Chuyên viên nhân sự (Mảng C&B)
Nếu bạn thích tính toán và làm việc với những con số bạn có thể trở thành một nhân viên hoặc chuyên viên mảng C&B tại các doanh nghiệp. Đối với vị trí này bạn có thể nhận được mức lương từ 6.000.000 – 15.000.000 VNĐ tùy theo khả năng, vị trí và kinh nghiệm.
Xem ngay tin tuyển dụng mới nhất về: Nhân sự
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
Tags:
Mức lương sinh viên Luật lương bổng sinh viên Luật mới ra trường ngành Luật mức lương Quỳnh Ny-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước