Kỹ năng cần có của một Thực tập sinh nhân sự
Nếu bạn nghĩ công việc của Thực tập sinh nhân sự chỉ đơn giản là gửi mail, đăng tin tuyển dụng, check thông báo hỗ trợ các công việc khác thì bạn nhầm rồi. Để làm được các việc này thì cũng cần có kỹ năng và kiến thức nhất định cả đấy. Và hôm nay, Nhân Lực Ngành Luật sẽ giới thiệu cho bạn một số kỹ năng cần có của một Thực tập sinh nhân sự.
Kỹ năng quản lý thời gian
Công việc nhân sự đòi hỏi việc phân bổ thời gian hợp lý rất quan trọng. Từ việc sắp xếp thời gian phỏng vấn ứng viên, trả lời thông báo, reply mail. Thời gian sử dụng phải thật hợp lý để vừa đảm bảo chất lượng công việc hiệu quả vừa cân đối được thời gian với những công việc khác, khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
Chẳng hạn như được giao một loạt các công việc một lúc thì đừng hoang mang, các bạn hãy chọn những công việc mà các bạn cho là phù hợp với chuyên môn và cảm thấy là có thể làm được ngày thì hãy sắp xếp việc làm trước nhé. Nhưng các bạn nhớ một lưu ý để “bỏ túi” đó là dù việc dễ cần làm nhanh nhưng chất lượng luôn đặt lên hàng đầu nhé.
Kỹ năng giao tiếp
Đối với ngành nhân sự thì kỹ năng giao tiếp thật sự rất quan trọng. Thế nên khi đã trở thành thực tập sinh ngành này thì điều đầu tiên bạn cần làm là bỏ qua sự tự ti khi giao tiếp với người khác. Hai từ nhân sự chính là chỉ con người nên mọi thứ gắn liền đều phải tiếp xúc với nhiều người xung quanh.
Tương tác giao tiếp cởi mở sẽ giúp người khác hiểu bạn và ăn ý hơn trong công việc. Chưa kể, khi có lợi thế về kỹ năng giao tiếp bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được người nghe khi truyền đạt vấn đề. Hiệu quả công việc từ đó được nâng cao.
Kĩ năng xử lý tình huống
Giữa môi trường giảng đường và ở môi trường công sở là hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Ở giảng đường các bạn có thể thoải mái hơn, mức độ tương tác giữa bạn và những người xung quanh sẽ nhiều hơn và đặc biệt các tình huống vấn đề phát sinh nó cũng chỉ ở mức đơn giản, nhưng ở môi trường công sở bạn có thể thấy được một thực tế là các vấn đề phát sinh hầu như là bất ngờ và bạn sẽ hoang mang là phải làm gì đây, giải quyết như thế nào.
Vậy bạn cần phải rèn luyện cho mình khả năng tự quyết định trong các tình huống khẩn và nhận trợ giúp từ sự tư vấn của cấp trên một cách nhanh nhất để xử lý tình huống một cách tối ưu và mang lại hiệu quả cao. Ở các tình huống mà bản thân mắc phải cần bình tĩnh xem xét kĩ các vấn đề trước khi ra quyết định, kĩ năng này giúp bạn cân đối hài hòa các mối quan hệ trong tổ chức và hơn thế nữa công việc của bạn sẽ trơn tru hơn bao giờ hết.
Kĩ năng lắng nghe
Lắng nghe là một trong những phương pháp thu thập thông tin, nhưng để tăng hiệu quả cần phải trải qua một quá trình rèn luyện, nó mang lại cho ta rất nhiều lợi ích cũng như nhận được sự tôn trọng từ người khác. Công tác nhân sự luôn cân bằng giữa việc truyền đạt và lắng nghe, nghề nhân sự nói cách khác là một nghề “làm dâu trăm họ”. Mọi thắc mắc, câu hỏi trong công việc, hay tâm sự hoặc luôn cả những chia sẽ đời thường thì nhân sự hầu như sẽ là người được tìm đến đầu tiên. Vì vậy cần rèn luyện sự kiên nhẫn khi lắng nghe, logic vấn đề được nghe, biết phân tích vấn đề được nghe và chuyển hóa nó thành thông tin để tương tác ngược trở lại.
Để có thể làm được điều đó, bạn cần đúc kết và tập trong các buổi nói chuyện, hoặc giao tiếp hằng ngày. Có một câu nói rất hay là “Trước khi bạn nói, hãy lắng nghe”. Kĩ năng này mang lại cho bạn một sự tôn trọng, tăng uy tín cá nhân và đặc biệt giúp người khác cảm thấy được tôn trọng khi giao tiếp và giúp bạn có thêm được nhiều thông tin để có thể hỗ trợ họ trong quá trình làm việc.
Hi vọng các kỹ năng mà page chia sẻ sẽ giúp các bạn thực tập sinh tự tin hơn trong quá trình thực tập tại công ty. Hãy cố gắng rèn luyện các kỹ năng trên thật nhiều để biến nó trở thành một thói quen của bản thân nhé.
-
Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu?Thực tập sinh có được trả lương không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Thực tập sinh làm việc tại doanh nghiệp có được trả lương không theo quy định?
Cập nhật 3 tháng trước -
Hợp đồng thực tập giữa công ty với thực tập sinh được xem là hợp đồng lao động khi nào?
Cập nhật 3 tháng trước -
Hợp đồng thực tập giữa thực tập sinh và doanh nghiệp được xem là hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Làm thế nào để thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức?
Cập nhật 1 năm trước -
Trượt phỏng vấn thực tập sinh, nguyên nhân từ đâu?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước