Cách thức trả lời cho câu hỏi: “ Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” trong các buổi phỏng vấn tìm việc
Trong quá trình phỏng vấn tìm việc, nhà tuyển dụng luôn đưa ra những câu hỏi xoáy nhằm đánh giá thái độ cũng như trình độ của bạn. Một trong những câu hỏi khó mà trong buổi phỏng vấn nào bạn cũng sẽ gặp đó là: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” Vậy phải trả lời như thế nào mới được xem là khéo léo và được nhà tuyển dụng đánh giá cao thì bài viết này sẽ chỉ cho bạn vài cách trả lời hữu dụng, thông minh nhất.
Bạn đã gắn bó đủ lâu và muốn tìm kiếm cho mình một cơ hội mới để thử thách bản thân
Lý do này hoàn toàn phù hợp cho những cá nhân đã gắn bó với công ty cũ vài năm có thành tựu nhất định nhưng vẫn muốn đi một con đường mới thử thách hơn để thách thức giới hạn của bản thân. Nếu nêu rõ nguyên nhân này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao tinh thần ham học hỏi, tư duy mới mẻ dám đương đầu thách thức của bạn.
Công ty cũ không có cơ hội thăng tiến
Mục đích của mỗi người đi làm là vì đồng lương kèm theo đó là sự phát triển mỗi ngày. Không ai muốn làm ở một nơi mà ngày này qua tháng nọ công việc chỉ lặp đi lặp lại không có thử thách không có bức phá và bản thân của bạn vẫn chỉ dậm chân tại chỗ mặc dù khả năng còn có thể đi xa hơn.
Vậy lý do đã gắn bó bới công ty đủ lâu mà vẫn không có cơ hội vươn lên vị trí cao hơn dẫn đến đi tìm một công việc mới là hoàn toàn hợp lý.
Bản chất công việc không phải là những gì bạn mong đợi
Có khá nhiều trường hợp ứng viên được tuyển vào một vai trò nhưng bằng cách nào đó họ lại làm một công việc hoàn toàn khác so với những gì được nói trong buổi phỏng vấn hoặc trong bản mô tả. Nếu công ty trước đây đã chuyển đổi bạn như thế thì việc rời đi là điều dễ hiểu. Rời bỏ công việc hiện tại để tìm một vai trò mới thực sự đáp ứng mong đợi của bạn cũng sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể tự mình đứng lên và theo đuổi những gì bạn thực sự mong muốn trong cuộc sống.
Bạn cảm thấy bị đánh giá thấp ở công việc hiện tại
Khi người quản lý hiện tại đánh giá thấp hoặc không biết cách phát huy hết tiềm năng của bạn, điều này có thể làm bạn nản lòng và công việc trở nên buồn tẻ. Nếu bạn thực sự có thể chia sẻ về những thất vọng và mong muốn được thử thách, tạo ảnh hưởng nhiều hơn trong cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người muốn tạo sự khác biệt tại công ty của họ và điều đó sẽ gia tăng cơ hội của bạn đến với công việc.
Những câu trả lời không nên thể hiện khi nhận được câu hỏi này trong buổi phỏng vấn
Nghỉ việc vì lý do cá nhân. Đây được xem là câu trả lời tương đối an toàn tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao về bạn thậm chí là cho rằng bạn không trung thực. Rõ ràng khi kết thúc một công việc cũ mọi nguyên nhân đề xuất phát từ suy nghĩ cá nhân đáng giá tổng qua quá trình làm việc nhưng bạn cần phải gọi tên nguyên nhân cụ thể để nhà tuyển dụng hiểu nguyên nhân thực sự khiến bạn quyết định thay đổi môi trường công việc.
Tuyệt đối không nên trình bày lý do mâu thuẫn với cấp trên và đồng nghiệp. Việc đưa ra nguyên nhân xích mích với công ty cũ sẽ khiến nhà tuyển dụng đáng giá bạn là người thiếu kiềm chế, liệu rằng trong môi trường công ty mới có chắc là bạn hòa hợp với hầu hết nhân viên mới của họ.
Nghỉ việc vì lương thấp, mặc dù đây là một trong những nguyên nhân tương đối phổ biến khiến hầu hết nhân viên quyết định nghỉ việc nhưng bạn không nên nêu nguyên nhân này vì nhà tuyển dụng không biết định nghĩa lương thấp của bạn là ở mức độ nào? Công ty cũ trả cho bạn bao nhiêu và công sức bạn bỏ ra có xứng đáng nhận mức lương cao không.
Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, đó là điều tối kị.
Nghỉ việc chưa bao giờ là quyết định dễ dàng, sẽ có hàng vạn lý do khiến chúng ta đi đến quyết định tạm dừng công việc hiện tại. Tuy nhiên những lý do nghỉ việc thực tế có thể ảnh hưởng đến quá trình tìm việc mới của bạn. Vậy nên trong các buổi phỏng vấn hãy cân nhắc nêu nguyên nhân nghỉ việc phù hợp để có cơ hội nhận được việc mới nhanh hơn.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước