04 lầm tưởng của người Việt về chuyện học luật

(có 1 đánh giá)

Học Luật ra làm Luật sư; Học Luật phải nói rất nhiều;… là một trong những quan điểm mà nhiều người áp đặt cho người học luật và cho rằng sự thật là thế nhưng câu trả lời chỉ có dân học Luật mới hiểu.

Học Luật sau này ra trường làm Luật sư?

Ngàn lần nói lại quan điểm này hoàn toàn sai lầm và đã hơn 1 lần Nhân Lực Ngành Luật giải thích rằng Luật sư chỉ là một nghề trong vô số nghề mà một Cử Nhân Luật có thể lựa chọn theo đuổi sau này ra trường. Thế nên ngoài Luật sư thì còn hàng tá nghề khác mà người học Luật có thể đảm nhận.

Học Luật phải nói rất nhiều

Xuất phát từ lầm tưởng học luật sẽ làm Luật sư, từ phim ảnh, truyền hình xây dựng Luật sư phải tham gia tranh tuận, nói khá nhiều trên tòa nên người ta vẫn nghĩ học luật phải là người hoạt ngôn nói nhiều. Thật ra những người học luật cần phải trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông để phục vụ cho công việc sau này. Tuy nhiên không phải ai học luật cũng nói nhiều vì học luật phải nói đủ, nói đúng trọng tâm biết mình nên nói những gì cần nói chứ không nhất thiết phải nói nhiều mọi lúc mọi nơi để thể hiện mình là người học luật,

Học Luật dễ thất nghiệp, ra trường lương thấp

Không chỉ riêng ngành luật mà bất kể ngành nghề nào cũng vậy, nếu không nỗ lực không chú tâm tìm việc làm theo đuổi nghề thì dù học luật hay học kinh tế, giáo viên,… bạn vẫn sẽ thất nghiệp như thường.

Có thể bạn chưa biết ngành luật là một trong những ngành nghề nằm trong nhóm có mức thù lao được trả cao tại Việt Nam.

Đặc tính của nghề luật khác với các ngành nghề khác là xuất phát chậm, cần phải học thêm nhiều, trang bị nhiều kiến thức kỹ năng mới có thể sống với nghề thế nên mặc dù mới ra trường lương mặt bằng chung thấp nhưng mức lương ấy sẽ tăng dần đều theo kỹ năng, kinh nghiệm làm nghề của bạn.

Chưa kể pháp luật gắn liền với đời sống xã hội, bất kể công ty, doanh nghiệp nào thành lập cũng cần có bộ phận pháp chế riêng. Tốt nghiệp Cử nhân Luật cơ hội việc làm trải dài từ việc làm trong cơ quan nhà nước đến bộ máy công ty doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thế nên việc thất nghiệp hay không đều phụ thuộc vào bản lĩnh, kiến thức của mỗi người chứ không thể đổ lỗi cho ngành nghề mình đang theo học.

Học Luật phải học thuộc lòng

Lại một quan điểm sai lầm đến từ phía hầu hết các bạn học sinh. Nhiều bạn có nguyện vọng học ngành Luật nhưng lại quan ngại chuyện mình không giỏi học thuộc, não mình không giỏi nhớ nên bỏ qua ngành học này.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam trải dài từ Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Thông tư, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết,… có là thiên tài hay ăn bánh mì giúp trí nhớ của Doremon đến bội thực bạn cũng thể nhớ hết tất thảy được.

Chưa kể ngành luật tuyển sinh nhiều khối ngành từ A00,A01,C00,D01 có nghĩa là dù bạn giỏi tự nhiên hay khá xã hội đều có cơ hội học luật, thậm chí là học tốt. Vì học Luật không chỉ đơn giản là học thuộc lòng mà học luật là học tư duy, học nhìn nhận vấn đề nắm vững chắc “linh hồn” của luật pháp để thực tiễn vào đời sống. Việc có một trí nhớ tốt là một phần bổ trợ để bạn học luật tốt chứ không phải là yếu tố quyết định bạn có được học ngành này hay không.

Luật pháp gắn liền với đời sống xã hội nên từ đó cũng thay đổi thế nên Luật này chưa hết hiệu lực đã đến Thông tư, Nghị định mới ban hành vậy nên muốn giỏi luật bạn phải học tư duy, logic, học tra cứu văn bản pháp luật, học áp dụng pháp luật vào thực tiễn chứ không phải là học thuộc lòng.

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.915 
Click vào đây để xem danh sách công việc Thực tập ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về công việc Thực tập ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách công việc Thực tập ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về công việc Thực tập ngành Luật
Việc làm mới nhất