04 câu hỏi bất ngờ trong buổi phỏng vấn tuyển dụng
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
1. Lý do vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
Đây là câu hỏi có lẽ đã đi vào “huyền thoại” mà hầu hết các ứng viên sẽ có đôi chút lúng túng.
Thật ra đây không phải là câu hỏi khó, cũng không phải là câu hỏi mang tính đánh đố. Người phỏng vấn khi đặt ra câu hỏi này đa phần họ muốn thử cách mà bạn phản ứng lại với câu hỏi. Chính vì vậy, nếu chuyện nghỉ việc ở công ty cũ của bạn có thể chia sẻ thì bạn cứ chia sẻ thật lòng, thậm chí những lý do nghỉ việc không “dễ nghe” cho lắm như mâu thuẫn với sếp, không hợp với đồng nghiệp… bạn cũng có thể chia sẻ một cách chân thành. Bởi vì thông qua những câu hỏi như vậy, người phỏng vấn sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với môi trường làm việc của công ty. Sẽ không có một sự đánh giá, phán xét nào của người hỏi, nếu như bạn mâu thuẫn với sếp và nghỉ việc, hoặc không hợp với môi trường làm việc cũ mà nghỉ việc cả…
Tuy nhiên nếu lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ có sự tế nhị cần riêng tư thì bạn có quyền xin từ chối trả lời. Như đã nói, người phỏng vấn chỉ quan tâm tới cách mà bạn phản ứng với câu hỏi, cho nên khi bạn từ chối trả lời cũng không phải là vấn đề quá lớn lao.
2. Thần tượng của bạn là ai?
Với câu hỏi này, người phỏng vấn đặc biệt rất quan tâm tới câu trả lời của bạn. Họ thật sự muốn biết người bạn thần tượng là ai để hiểu được phần nào đam mê, hoài bão hoặc là sở thích của bạn.
Ví dụ một người học Luật, sẽ thần tượng những Luật sư danh tiếng như Luật sư Trương Thị Hòa, Phan Trung Hoài. Một chuyên viên tài chính sẽ thần tượng những gương mặt kiệt xuất trong giới ngân hàng như ông Hồ Hùng Anh…
Cũng có bạn sẽ có những câu trả lời như, thần tượng Sơn Tùng, thần tượng Ronaldo hay Messi… không sao cả, bạn thần tượng ai thì cứ trả lời là người đó, không nhất thiết phải là những nhân vật đình đám, có tiếng tăm trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Bởi vì câu hỏi này chỉ là mở đầu cho câu hỏi tiếp theo quan trọng hơn.
3. Vì sao bạn thần tượng người đó?
Chắc hẳn khi ta thần tượng một ai đó, thì người đó phải có những đức tính tốt đẹp, những thành tựu lớn lao để ta học hỏi và hướng tới.
Ví dụ thần tượng Luật sư Trương Thị Hòa vì cô là một Luật sư có tâm huyết với nghề, nổi tiếng với những vụ án ly hôn, chia tài sản. Thần tượng Luật sư Phan Trung Hoài với những vụ án hình sự nổi cộm… Hay bạn thần tượng Sơn Tùng vì đức tính nổ lực và biết khiêm nhường… hay đơn giản, bạn thần tượng mẹ mình bởi vì đó là một người phụ nữ hiền hậu, yêu thương con cái hết mực…
Bất kì ai, bất kì người nào bạn thần tượng, lý do mà bạn thần tượng người đó chính là một cách để người hỏi đánh giá được một phần tính cách, sở thích cá nhân của bạn.
Cho nên tránh bị bỡ ngỡ cho câu hỏi này, ngay từ bây giờ bạn cần ngồi nghĩ lại, “thần tượng của bạn là ai?”. Chắc chắn sẽ có câu trả lời cho chính mình ngay thôi.
4. Nếu được nhận, bạn sẽ làm gì để làm gì để phục vụ cho lợi ích của công ty?
Câu hỏi tưởng chừng nghe hóc búa. Nhưng thật ra lại rất đơn giản. Mỗi tin tuyển dụng đều nghi rõ ràng yêu cầu ứng viên, mô tả công việc, phúc lợi… Khi bạn nộp hồ sơ và đến vòng phỏng vấn, có nghĩa là bạn đã đáp ứng phần nào yêu cầu với ứng viên. Trong buổi phỏng vấn hai bên sẽ tìm hiểu nhau kỹ hơn. Còn với mô tả công việc, bạn đương nhiên phải đọc kỹ và hiểu rõ mới nộp đơn ứng tuyển.
Bất kỳ vị trí công việc nào cũng được phân công vai trò cụ thể khi tuyển dụng. Vậy câu trả lời của bạn đơn giản chỉ là làm rõ vai trò, năng lực của mình để đáp ứng được yêu cầu công việc trong bảng mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra mà thôi.
-
Mẫu thư mời phỏng vấn mới nhất năm 2024? Người lao động là nhân viên chính thức thì có các quyền nào?
Cập nhật 8 tháng trước -
Mẫu tuyển dụng nhân viên phổ biến cho các ngành
Cập nhật 10 tháng trước -
C&B là gì? Vai trò của C&B trong tuyển dụng
Cập nhật 11 tháng trước -
Hướng dẫn hồ sơ tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các doanh nghiệp?
Cập nhật 1 năm trước -
Brand Manager là làm gì? Cách tạo CV Brand Manager
Cập nhật 1 năm trước -
05 điều giúp bạn dễ dàng lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước