“Chúc mừng bạn đã tốt nghiệp – chuẩn bị chuyển sang chế độ thất nghiệp.” Đây thật chất là câu nói vui của những bạn sinh viên mới ra trường thường đùa với nhau nhưng nó lại phần nào phản ánh được tình trạng thực tế hiện tại là số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý một năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên. Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? Những nguyên nhân dưới đây được xem là lý do mà sinh viên ra trường mãi chẳng có việc làm.
Cử nhân Luật tốt nghiệp ra trường có muôn vàn cơ hội việc làm rộng mở nhưng tính chất của các công việc liên quan đến pháp luật thì hầu hết cần phải học thêm lớp đào tạo có thể bạn vẫn thường nghe nói về các lớp đào tạo Luật sư, Công chứng viên,… nhưng bên cạnh đó còn một ngành nghề khá mới mà các bạn ít quan tâm đó là nghề “Thừa phát lại”. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để mọi người hiểu rõ hơn ngành nghề này.
Đâu đó bạn vẫn thường nghe rằng: “Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công”. Phải chăng tấm bằng đại học đã thật sự mất giá trị trong cuộc sống hiện tại?
Ly hôn chưa bao giờ là đơn giản dù đó là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn. Một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng quan tâm và tranh chấp trong thời gian ly hôn đó chính là việc phân chia tài sản. Mặc dù Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định rõ các trường hợp về phân chia tài sản tuy nhiên trong thực tế diễn ra còn nhiều bất cập không lường trước được. Bài viết này sẽ khái quát lại vấn đề pháp lý về việc phân chia tài sản cũng như thực trạng xảy ra trong thực tế của các bản án tranh chấp ly hôn.
Trực trạng về việc Cử nhân Luật bị “ép giá” đã quá rõ ràng. Chúng ta không thể thay đổi được những điều kiện khách quan. Tuy nhiên, trước khi chờ những điều kiện khách quan thay đổi, trước khi lên án những hành vi vi phạm pháp luật thì mỗi một người học Luật chúng cũng nên trang bị một số cách để tự bảo vệ quyền lợi của mình trong thị trường lao động.
Chắc hẳn ai cũng biết vai trò của tín hiệu đèn giao thông quan trọng như thế nào trong xã hội: đèn đỏ cấm đi, đèn vàng dừng lại, đèn xanh được đi. Cuộc sống này cũng vậy đôi khi ta cần phải tuân thủ mấy thứ màu sắc “xanh - đỏ” để “bảo vệ tính mạng” của bản thân mình.
Từng được biết tới như là một ngôi trường có sự phân tán ở nhiều cơ sở nhất TPHCM. Đại học Mở, trước khi xây dựng cơ sở học tập ở Nguyễn Kiệm – Gò Vấp ngày nay thì trước đó sinh viên của trường phải chia nhau ra học ở những cơ sở rải khắp địa bàn Thành phố, thậm chí là tận Bình Dương.
Gửi những bạn sinh viên và những trăn trở của tuổi trẻ. Trong quá trình phát triển, bản thân ta luôn hình thành những suy nghĩ dù đó là tích cực hay tiêu cực nhưng chẳng may thay những điều tiêu cực dồn nén sẽ mang tên “khủng hoảng” các cuộc khủng hoảng tùy theo từng độ tuổi và nó xảy đến khi bản thân mình ít ngờ nhất, là một người trẻ tôi hiểu và đồng cảm được loại cảm giác đó khi không thể gọi tên nhưng những suy nghĩ âu lo ấy cứ bám lấy dai dẳng bản thân mình. Nếu bạn cần thì bài viết này có thể xoa diệu vài nỗi lo trong cuộc đời bạn.
Một hiện tượng dễ nhận thấy trong những năm gần đây trong thị trường lao động về ngành Luật. Đó là việc một số đơn vị sử dụng lao động (Tổ chức hành nghề Luật sư, Văn phòng công chứng…) thường xuyên tuyển dụng lao động với các vị trí như “học việc” “thực tập” với những mức lương rất thấp thậm chí là không trả lương. Bài viết này sẽ không đi sâu, không mổ xẻ những vấn đề mang tính “bóc phốt”. Mà dựa trên những hiện tượng, sự kiện có thật đã nêu. Tôi sẽ kể ra 04 hệ lụy xấu với xã hội nếu các đơn vị sử dụng lao động tiếp tục ép giá Cử nhân Luật giống như những năm gần đây.
Nhân cơ hội kỳ thi tốt nghiệp THPT còn đang sốt dẻo trên các mặt trận về vấn đề chọn trường chọn ngành của các bạn tân sinh viên và phụ huynh mình sẽ chia sẻ một chút hiểu biết về một trong những ngành học đang rất hiện nay đó là ngành Luật dưới góc độ của một sinh viên Luật.
Trong thực tế khi các doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ), đôi khi vì tính chất của vị trí công việc đó mà doanh nghiệp đưa ra một số điều khoản rang buộc “oái oăm”. Trong đó có điều khoản buộc NLĐ trong một khoảng thời gian nào đó theo thỏa thuận, NLĐ không được mang thai và sinh con. Câu hỏi đặt ra là cam kết này trong hợp đồng có trái với quy định của pháp luật hay không?
Nếu bạn thích ngành Luật và lựa chọn nó là con đường riêng của mình, sẽ có nhiều thứ cần bạn chuẩn bị để bước vào hành trang mới. NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ có một serie bài viết để chia sẻ những thứ cần chuẩn bị, cần rèn luyện để các bạn tân sinh viên Luật bước vào con đường mình lựa chọn một cách vững tâm hơn. Đầu tiên, bài viết này dành cho những bạn thích Luật, lựa chọn ngành Luật nhưng tự bản thân mình thấy mình là người rụt rè, nhút nhát.
Một môi trường sạch sẽ giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái. Từ đó nhân viên mới có những ý tưởng mà không chịu sự ràng buộc nào về mặt cảm xúc. Và đó là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy năng suất, hiệu quả làm việc của từng người. Đó là cách hiểu đơn giản nhất về lý do phải giữ vệ sinh nơi công sở. Nhưng khi đi sâu vào đó, những vấn đề gì cần về sinh, những vật dụng nào cần vệ sinh và giữ vệ sinh thì đó là một câu chuyện dài.
Sẽ có nhiều lý do để một người ra quyết định “đổi nghề”. Có thể họ cảm thấy không thể phát triển trong lĩnh vực hiện tại mà họ đang theo đuổi, có thể họ cảm thấy nghề nghiệp khác phù hợp hơn, có tương lai hơn… Và khi trước những ngã rẽ trên con đường sự nghiệp, chắc chắn bạn phải cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước quyết định “rẽ hướng” của mình. Vậy có những vấn đề gì bạn cần phải cân nhắc?
Mỗi ngày có 24 tiếng, trung bình mỗi ngày một người có khoảng 6 tiếng để ngủ, mất khoảng 3 tiếng để ăn uống, vệ sinh, mất khoảng 1 tiếng để đi lại, khoảng 2 tiếng để nói chuyện với bạn bè, gia đình. trong khi đó chúng ta lại dành thời gian ở công sở khoảng 10 tiếng mỗi ngày, người nào ít lắm cũng phải 8 tiếng.
Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lưc từ ngày 01/01/2021 có nhiều quy định đổi mới so với Bộ Luật lao động 2012, trong đó đáng lưu ý là việc bổ sung thêm quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Công sở là chính là một xã hội thu nhỏ. Dù có là một tập thể thì tập thể đó cũng được tạo nên từ những cá thể riêng biệt với những tính cách khác nhau, đến từ những vùng miền khác nhau, những nền văn hóa khác nhau, và những quan điểm sống khác nhau… Chính vì vậy chúng ta không thể tránh khỏi những vướng mắc, rắc rối giữa mối quan hệ người và người. Và thậm chí nghiêm trọng hơn là việc “đấu đá nội bộ”. Và có những “trò bẩn” tiềm ẩn ở nơi công sở mà bạn cần phải lưu tâm.
Văn hóa công ty là khái niệm mà nhiều người đi làm sẽ ngầm hiểu rằng nó bao gồm những quy tắc ứng xử giữa con người với con người trong môi trường làm việc. Ở đó bao gồm văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp, cộng sự với nhau, văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, văn hóa ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng… Ứng xử giữa con người với con người ở đây không chỉ là ứng xử trong công việc hằng ngày mà còn là giao tiếp, ứng xử ngoài phạm vi công việc.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 58/2020/TT-BCA trong đó, một trong những quy định mới đáng lưu ý là việc cấp, đổi biển số cho loại hình xe kinh doanh vận tải.
Trong các mối quan hệ tại công sở, đau đầu nhất chính là mối quan hệ với sếp, với cấp trên. Cộng sự có thể không liên quan đến nhau trong công việc vì tính chất độc lập của từng bộ phận. Nhưng đối với sếp, với cấp trên thì bạn luôn phải có sự liên quan mật thiết trong công việc. Chính vì vậy, khi “lỡ” bị ghét, bạn nên tìm cách tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mối quan hệ này tại nơi làm việc.