Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa của 4 yếu tố và cách áp dụng mô hình SWOT?

Mô hình SWOT được hiểu thế nào? Cách áp dụng mô hình SWOT cho các doanh nghiệp phân phối sản phẩm?

Đăng bài: 15:08 16/04/2025

Mô hình SWOT là gì?

- Nguồn gốc của SWOT có thể tìm thấy tại Đại học Stanford, Mỹ vào những năm 1960. Ban đầu, mô hình này được gọi là SOFT, bao gồm các yếu tố: Satisfactory (Thỏa mãn), Opportunity (Cơ hội), Fault (Lỗi/ điều xấu trong hiện tại), Threat (Nguy cơ/ điều xấu trong tương lai). Qua quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, mô hình SOFT đã được phát triển thành mô hình SWOT mà chúng ta biết ngày nay.

- SWOT được viết tắt từ tạo nên từ 4 từ trong tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là một phương pháp phân tích chiến lược phổ biến được sử dụng để đánh giá vị thế cạnh tranh của của một tổ chức, dự án, sản phẩm, từ đó giúp phát triển các kế hoạch chiến lược.

- Phân tích SWOT chính là việc xác định các yếu tố nội bộ (Strengths, Weaknesses) và các yếu tố bên ngoài (Opportunities, Threats). Dựa trên đó, bạn có thể áp dụng các chiến lược phù hợp để đưa ra những giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp trong tương lai như chiến lược phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, định vị thương hiệu,…

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Mô hình SWOT là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Ý nghĩa 4 yếu tố trong mô hình SWOT và cách áp dụng mô hình SWOT với các doanh nghiệp phân phối sản phẩm?

- Điểm mạnh (Strengths)

Chữ cái đầu tiên SWOT là S (Strengths) – Điểm mạnh. Hiểu đơn giản, đây là những đặc điểm tốt của công ty, những yếu tố nổi bật giúp công ty bạn khác biệt và vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.

- Điểm yếu (Weaknesses)

Trái ngược với điểm mạnh là điểm yếu – W (Weaknesses), và đây cũng là yếu tố thứ 2 trong ma trận SWOT. Điểm yếu là những yếu tố cản trở sự phát triển của công ty, là những “lỗ hổng” mà công ty cần cải thiện. Hoặc có thể hiểu, điểm yếu cũng chính là những điểm đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn bạn.

- Cơ hội (Opportunities)

Đến với các yếu tố ngoại cảnh trong ma trận SWOT, chúng ta có từ O (Opportunities) – Cơ hội. Đây là “tấm đòn bẩy” giúp công ty phát triển một cách thuận lợi, nâng cao doanh thu hoặc mang lại giá trị tốt đẹp.

- Thách thức (Threats)

Có cơ hội cũng nảy sinh những thách thức, và đây cùng yếu tố quan trọng cuối cần được nhắc tới. T (Threats) – Thách thức là các yếu tố gây rủi ro, tổn thất hoặc cản trở sự phát triển của công ty trong hiện tại hoặc tương lai.

Các nhà phân phối có thể áp dụng mô hình SWOT như sau:

Các nhà phân phối có thể áp dụng những câu hỏi đối với từng tiêu chí như sau:

[1] Strengths (Điểm mạnh)

Khách hàng yêu thích điều gì ở công ty hoặc sản phẩm của bạn? (Chiết khấu cao, chất lượng tốt hay giao hàng nhanh?)

Điều gì kênh phân phối của bạn làm tốt hơn các công ty khác trong ngành? (Độ phủ rộng, đa dạng chương trình bán hàng, chăm sóc điểm bán chu đáo hơn hay áp dụng phần mềm quản lý?)

Thương hiệu có bạn có uy tín và được nhiều khách hàng biết đến hay không?

Chương trình bán hàng độc đáo của bạn là gì?

[2] Weaknesses (Điểm yếu)

Khách hàng không thích điều gì ở công ty hoặc sản phẩm của bạn?

Những vấn đề nào hay bị phàn nàn khi sales đến chăm sóc đại lý/ điểm bán?

Tại sao điểm bán của bạn hoàn/ hủy đơn hàng?

Kênh phân phối của bạn có thể làm gì tốt hơn không?

Thương hiệu của bạn đã từng bị nhận đánh giá tiêu cực nhất là gì?

Những trở ngại/ thách thức lớn nhất trong phễu bán hàng hiện tại của bạn là gì?

Đối thủ cạnh tranh của bạn có những nguồn lực nào mà bạn không có?

[3] Opportunities (Cơ hội)

Làm cách nào bạn có thể cải thiện quy trình bán hàng, mở rộng kênh phân phối hoặc hỗ trợ điểm bán tốt hơn?

Chương trình bán hàng nào từng gây được tiếng vang với khách hàng của bạn?

Làm thế nào để bạn có thể thu hút thêm những người ủng hộ thương hiệu của mình?

Bạn có đang phân bổ nguồn lực của bộ phận kinh doanh một cách có hiệu quả hay không?

Có ngân sách, công cụ hoặc các nguồn lực khác nào mà bạn chưa tận dụng triệt để hay không?

Những kênh quảng cáo nào vượt quá mong đợi của bạn – và tại sao?

[4] Threats (Rủi ro)

Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?

Bạn có công cụ nào để quản trị rủi ro trong kênh phân phối không? (Hết hàng, tồn kho cao, trưng bày xấu, không biết nhân viên sales đang ở đâu,..)

Lạm phát, giá xăng dầu tăng cao, thay đổi về chính sách thuế, chính sách phân phối,.. có đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn không?

Nguồn cung ứng hàng hóa của bạn có ổn định không? Bạn có nguồn cung ứng “dự phòng” nào khác không?

Có được hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp khi không đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Căn cứ Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động doanh nghiệp cụ thể bao gồm:

Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
7. Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp không được phép hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp khi không đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2 Nguyễn Tuyết Hương

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...