Tại sao phải cứu người đang chờ thi hành án tử hình tự sát?

“Tại sao phải cứu sống người đang chờ thi hành án tử hình tự sát?”, đó là câu hỏi của không ít người. thăc mắc này thoạt nghe cũng có sơ sở logic, bởi về mặt lý thuyết thì những người này đã bị tuyên án, bản án đã có hiệu lực. Theo cách nói thông thường thì “đằng nào cũng chết”. Thì tại sao lại cứu họ?

Đăng bài: 11:11 23/12/2020

Thứ nhất, pháp luật bắt buộc ta phải cứu họ

Việc tước đoạt mạng sống của người bị tuyên án tử hình bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định của Luật thi hành án hình sự. Người chịu án đang chờ thi hành án có nghĩa là những thủ tục thi hành án chưa được thực hiện. Có nghĩa là quyền được sống của người chịu án vẫn phải được đảm bảo theo Điều 19 Hiến pháp 2013.

Chính vì tại thời điểm tự sát, người đang chờ thi hành án tử hình có quyền vẫn có quyền được sống. cho nên, khi tính mạng của họ bị nguy hiểm thì những người xung quanh, những người phát hiện phải cứu sống họ. Pháp luật cũng có quy định ràng buộc nghĩa vụ này.

Cụ thể tại Điều 132 BLHS 2015 quy định:

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Thứ hai, vụ án liên quan có thể có tình tiết mới có thể thay đổi bản chất vụ án

Không riêng gì hoạt động tố tụng hình sự, mà bất kể việc gì khi thực hiện đều có thể sai sót. Đặc biệt tình trạng án oan, sai ở Việt Nam đang không phải là chuyện hiếm gặp. Cho nên một người mặc dù bị tuyên án tử hình thì vẫn còn một khả năng, xác suất (dù rất nhỏ) được minh oan khi vụ án phát hiện tình tiết mới.

Điểm c Khoản 1 điều 31 Luật thi hành án hình sự 2019 cũng quy định trường hợp phải hoãn thi hành án tử hình người bị kết án khai ra tình tiết mới liên quan tới vụ án.

Chính vì vậy, nếu suy nghĩ rằng “đằng nào cũng chết thì cứu làm gì” sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính nghiêm minh của pháp luật và có thể dẫn đến trường hợp bỏ lọt tội phạm, xử không đúng người, đúng tội.

Thứ ba, cứu người để đảm bảo sự nghiêm minh của Bộ luật hình sự

Điều 31 Bộ luật Hình sự quy định về mục đích của hình phạt. Cụ thể như sau:

Điều 31. Mục đích của hình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Hình phạt tử hình tại BLHS không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội. Mà bên cạnh đó còn có mục đích giáo dục, tuyên truyền pháp luật. Giáo dục, tuyên truyền ở đây là dành cho xã hội. Ví dụ, hành vi giết người án cao nhất là tử hình. Khi giữ mức án tử hình, những người ngoài xã hội nhìn vào sẽ có sự “sợ hãi” và từ đó sẽ có ảnh hưởng tích cực lên suy nghĩ của cộng đồng. Tác dụng răn đe, phòng ngừa chung của hình phạt tử hình được đảm bảo. Án tử hình ngăn ngừa các thành viên khác trong xã hội không phạm tội, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Lê – Nin từng nói,

“Tác dụng của hình phạt không phải ở chỗ hình phạt nặng hay nhẹ mà là ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng phải chịu hình phạt”

Câu nói này thể hiện sự công bằng của pháp luật. Mọi tội phạm bị tuyên án tử hình phải được xử phạt như nhau. Sẽ không có chuyện “đằng nào cũng chết” trong quá trình xét xử, thi hành án. Việc tự tước bỏ tính mạng của mình không phải là hình phạt của pháp luật hiện nay.

Chính vì vậy, dù ở trong hoàn cảnh nào, dù là chưa bị xem là có tội hoặc đã bị tuyên án tử hình (đang chờ thi hành án) thì sự trả giả của kẻ thủ ác vẫn phải đảm bảo được thực hiện theo quy định của pháp luật.

0

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

23/01/2025

Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?

23/01/2025

Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?

23/01/2025

Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

23/01/2025

Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved