Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Sáp nhập tỉnh mới nhất: Toàn bộ 19 tỉnh Nam Bộ thuộc diện sáp nhập tỉnh
Toàn bộ 17 tỉnh và 02 thành phố miền Nam thực hiện sáp nhập tỉnh trong Tờ trình 624/TTr-BNV
Sáp nhập tỉnh mới nhất: Toàn bộ 19 tỉnh Nam Bộ thuộc diện sáp nhập tỉnh (Hình từ Internet)
Tổng quan các tỉnh Nam Bộ (miền Nam ở Việt Nam)
Miền Nam Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía nam nước Việt Nam. Phần lớn địa hình Nam Bộ là đồng bằng phù sa thuộc hệ thống sông Đồng Nai và sông Mê Công, Nam Bộ được chia làm hai vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Nam Bộ gồm 17 tỉnh và chia làm 02 vùng chính:
+ Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 12 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Toàn bộ 17 tỉnh và 02 thành phố miền Nam thuộc diện sáp nhập tỉnh
Ngày 23/03/2025, Bộ Nội Vụ ban hành Tờ trình 624/TTr-BNV về Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (phục vụ thẩm định của Bộ Tư pháp).
Đơn cử, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã thống nhất, đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương 02 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, bỏ cấp huyện), bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân.
Tại Tờ trình 624/TTr-BNV, thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị về việc “sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã:, dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo hướng bám sát 06 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất, gồm:
[1] Diện tích tự nhiên
[2] Quy mô dân số
[3] Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc
[4] Tiêu chí về địa kinh tế (trong đó đã bao gồm tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế)
[5] Tiêu chí về địa chính trị
[6] Tiêu chí về quốc phòng, an ninh
Trong đó, thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sau đây gọi là Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính).
Trên cơ sở các tiêu chí xác định đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp (Điều 1, 2 và Điều 4) Dự thảo nghị quyết, Bộ Nội Vụ đề có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp; 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện không sắp xếp. Đối với cấp xã, cả nước có khoảng 9.996/ 10.035 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp.
Trong đó, miền Nam (Nam Bộ) có tổng 17 tỉnh và 02 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ. Theo Tờ trình 624, toàn bộ 17 tỉnh và 02 thành phố miền Nam thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Đồng Nai, Kiên Giang.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];