Những điều cần biết về phiên tòa lưu động

Xét xử vụ án hình sự lưu động được xem là một hình thức kết hợp với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới cộng đồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào và thực tiễn việc xét xử lưu động vụ án hình sự hiện nay ra sao?

Đăng bài: 11:26 29/09/2020

1. Việc xét xử lưu động vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Tính đến hiện tại, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đều không có quy định về việc xét xử lưu động vụ án hình sự.

Trước đó, tại Nghị quyết số 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013, Quốc hội có nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Tòa án là nâng tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự và tăng số vụ án hình sự xét xử lưu động. Tuy nhiên đến Nghị quyết số 96/2019/QH14 thì nhiệm vụ tăng cường xét xử lưu động không còn được đề cập.

Tại Điều 25 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, có quy định:

Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.

Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

 

Như vậy, việc xét xử vụ án hình sự phải đảm bảo tính công khai trừ trường hợp đặc biệt phải xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Công khai trong trường hợp này không có quy định cụ thể, chính vì vậy nội hàm của việc “xét xử công khai” bao gồm cả việc xét xử lưu động.

Xét xử vụ trọng án Nguyễn Hải Dương tại tỉnh Bình Phước

Một vụ án có được đưa ra xét xử lưu động hay không tùy thuộc hoàn toàn vào quyết định của TAND có thẩm quyền xét xử vụ án đó.

2. Có nên tiếp tục duy trì xét xử lưu động vụ án hình sự hay không?

Có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc có nên tiếp tục duy trì việc xét xử lưu động vụ án hình sự hay không. Bên ủng hộ cũng như bên không ủng hộ đều có những lý do và lập luận của riêng mình.

Bên ủng hộ cho rằng, việc xét xử vụ lưu động vụ án hình sự giúp tuyên truyền phổ biến pháp luật ra cộng đồng, nâng cao tính răn đe đối với xã hội mục đích cuối cùng là góp phần tích cực cho công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Với tôi, thuộc bên không ủng hộ việc xét xử lưu động, bởi những lý do

- Mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật không còn phù hợp. Bởi lẽ trong thời đại công nghệ số, thông tin truyền thông phát triển mạnh, việc tuyên truyền pháp luật có nhiều biện pháp hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn. Ví dụ như chương trình Tòa tuyên án hoặc những chương trình phổ biến pháp luật khác thông qua báo chí, mạng xã hội.

- Gây hệ lụy tiêu cực tới những người không liên quan tới vụ án, cụ thể là với gia đình của bị cáo.

- Gây một phần áp lực, tâm lý cho bị cáo (những người vẫn chưa bị xem là có tội) trong phiên Tòa, có thể ảnh hưởng tới việc xét xử.

- Quốc hội không còn chú trọng, không giao nhiệm vụ cho ngành Tòa án về việc xét xử lưu động.

- Việc xét xử trước hàng trăm người, có thể gây áp lực, ảnh hưởng tâm lý và ảnh hưởng đến phán quyết của Tòa.

- Xét xử lưu động tốn kém chi phí về việc lắp đặt các thiết bị cần thiết cho phiên Tòa, chi phí giành cho lực lượng an ninh vì phiên Tòa đông người tham dự, không loại trừ những thành phần quá khích.

Bên cạnh những mặt tích cực của việc xét xử lưu động vụ án hình sự, chúng ta có thể thấy hiện nay hình thức này  đã và đang cho thấy nhiều mặt tiêu cực cho xã hội nói chung và ngành Tòa án nói riêng.

0

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

25/01/2025

Những nội dung nào phải công khai khi dạy thêm ngoài nhà trường? Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường được quy định như thế nào?

24/01/2025

Nghị định 168 do cơ quan nào ban hành? Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 168?

25/01/2025

Chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào? Sĩ quan tại ngũ trong Quân đội có các chế độ nghỉ nào?

24/01/2025

Mức xử phạt đối với chủ xe có hành vi tự tăng giá vé xe khách dịp Tết Nguyên đán 2025 là bao nhiêu theo quy định? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved