Hiện tượng El Nino là gì? El Nino có phải là hiện tượng biến đổi khí hậu không?
Hiện tượng El Nino được xem là một biến đổi khí hậu, hiện tượng này liên quan đến sự ấm lên bất thường của nước biển, làm thay đổi mô hình thời tiết toàn cầu.
Hiện tượng El Nino là gì? El Nino có phải là hiện tượng biến đổi khí hậu không? (Hình từ Internet)
Hiện tượng El Nino là gì? El Nino có phải là hiện tượng biến đổi khí hậu không?
El Nino là hiện tượng khí hậu liên quan đến sự ấm lên bất thường của nước biển, làm thay đổi mô hình thời tiết toàn cầu. Tên gọi El Nino xuất phát từ ngư dân Peru sử dụng từ thế kỷ XIX để miêu tả một dòng hải lưu ấm ven bờ.
El Nino bắt nguồn từ khu vực trung tâm và phía đông của Thái Bình Dương, cụ thể là dọc theo đường xích đạo, giữa vùng bờ biển phía tây của Nam Mỹ (Peru, Ecuador) và khu vực trung tâm Thái Bình Dương.
Hiện tượng này gây ảnh hưởng và làm thay đổi mô hình thời tiết toàn cầu, gây ra các biến đổi lớn về nhiệt độ, mưa và gió. Nó thường xảy ra chu kỳ từ 2 đến 7 năm một lần và kéo dài khoảng 9 đến 12 tháng. Nó thường xảy ra chu kỳ từ 2 đến 7 năm một lần và kéo dài khoảng 9 đến 12 tháng.
Như vậy có thể thấy, El Nino là một hiện tượng biến đổi khí hậu, nó gây ra sự biến đổi thời tiết cực đoan như hạn hán ở một số vùng như Đông Nam Á, Ấn Độ, và Australia. Trong khi các khu vực khác như Nam Mỹ, đặc biệt là dọc bờ biển Peru và Ecuador, lại có mưa lớn, gây lũ lụt.
Nguyên tắc và yêu cầu lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch như thế nào?
[1] Nguyên tắc lồng ghép
- Thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược phải tuân thủ các bước lồng ghép theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch phải tuân thủ các bước lồng ghép theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu lồng ghép vào chiến lược, quy hoạch dựa trên phân tích kịch bản biến đổi khí hậu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và phải thể hiện trong mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch.
[2] Yêu cầu lồng ghép
- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, định hướng phát triển của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; có sự tham gia của các bên liên quan; thúc đẩy bình đẳng giới, khuyến khích đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả nguồn lực;
- Xem xét toàn diện, khách quan, liên ngành, liên vùng, dựa trên các thành tựu khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn của quốc gia và quốc tế, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ phát triển, nguồn lực của quốc gia và địa phương; tận dụng được tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu;
- Phù hợp với mục tiêu, phạm vi, nội dung chiến lược, quy hoạch theo từng cấp, ngành, lĩnh vực và đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và bền vững.
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Thông tư 06/2023/TT-BTNMT.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu gì?
Theo khoản 1 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu sau đây:
- Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
- Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
- Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
- Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
- Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];