Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Để có thể trở thành công chứng viên thì người đã tốt nghiệp cử nhân luật phải mất ít nhất bao nhiêu năm nữa?
Tôi có thắc mắc liên quan đến đến nghề công chứng viên. Cho tôi hỏi để có thể trở thành công chứng viên thì người đã tốt nghiệp cử nhân luật phải mất ít nhất bao nhiêu năm nữa? Câu hỏi của chị Quỳnh Anh ở Hà Giang.
Để trở thành công chứng viên thì cử nhân luật phải đáp ứng thêm những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:
“Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”
Theo quy định trên, để trở thành công chứng viên thì cử nhân luật phải đáp ứng thêm những điều kiện sau:
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này.
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
+ Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Để trở thành công chứng viên thì cử nhân luật phải mất ít nhất bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Để có thể trở thành công chứng viên thì người đã tốt nghiệp cử nhân luật phải mất ít nhất bao nhiêu năm nữa?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Công chứng 2014 về đào tạo nghề công chứng như sau:
“Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.”
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định về tập sự hành nghề công chứng như sau:
“Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
...”
Theo đó, để trở thành công chứng viên thì cử nhân luật phải có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức (trong thời gian này cử nhân luật có thể vừa công tác vừa đăng ký đào tạo nghề công chứng).
Sau khi đã có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng thì cử nhân luật có thể đăng ký tập sự hành nghề công chứng với thời gian là 12 tháng.
Do đó, để có thể trở thành công chứng viên thì người đã tốt nghiệp cử nhân luật phải mất ít nhất 06 năm nữa.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm những tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
+ Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật.
+ Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật.
+ Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng.
+ Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thanh minh là gì? Tết thanh minh 2025 vào ngày nào? vào ngày này người lao động có được nghỉ để đi tảo mộ không?
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?