Đầu số 084 là mạng gì? 084 có ý nghĩa gì?
Đầu số 084 là mạng gì? Có ý nghĩa gì? Có bao nhiêu loại dịch vụ viễn thông?
Đầu số 084 là mạng gì? 084 có ý nghĩa gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch chuyển đổi mã mạng ban hành kèm theo Quyết định 789/QĐ-BTTTT năm 2018, các thuê bao H2H đang sử dụng tại 21 mã mạng 1xx (độ dài 11 chữ số bao gồm cả số mào đầu "0") sẽ chuyển sang 21 mã mạng (độ dài 10 chữ số bao gồm cả số mào đầu "0") như sau:
STT |
Doanh nghiệp |
Mã mạng cũ |
Mã mạng mới |
1 |
Mobiphone |
120, 121, 122, 126, 128 |
70, 79, 77, 76, 78 |
2 |
Vinaphone |
123, 124, 125, 127, 129 |
83, 84, 85, 81, 82 |
3 |
Viettel |
162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169 |
32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 |
4 |
Vietnamobile |
186, 188 |
56, 58 |
5 |
Gmobile |
199 |
59 |
Như vậy, đầu số 084 đây là đầu số của mạng Vinaphone được chuyển đổi từ mã mạng cũ là 0124 theo lộ trình chuyển đổi số thuê bao cho điện thoại di động từ 11 số sang 10 số.
- Về mặt ý nghĩa: Đầu số 084 được đánh giá cao trong phong thủy và mang lại những ý nghĩa tích cực cho người sở hữu:
+Số 0: Là con số khởi đầu, tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn và một bắt đầu suôn sẻ, thuận lợi.
+Số 8: Đọc gần giống với từ "phát" trong tiếng Hán, biểu thị sự phát triển, thịnh vượng, tài lộc và may mắn.
+Số 4: Tuy có người cho rằng số 4 không may mắn vì gần âm với "tử", nhưng theo quan niệm hiện đại, số 4 đại diện cho sự ổn định, vững chắc, như 4 mùa, 4 phương, 4 trụ.
Khi kết hợp lại, đầu số 084 được hiểu là khởi đầu phát triển bền vững hoặc phát tài phát lộc vững vàng theo thời gian. Với những ai quan tâm đến phong thủy, đây là một đầu số khá đẹp và có tiềm năng thu hút tài lộc.
Lưu ý: Thông tin "084 có ý nghĩa gì" chỉ mang tính chất tham khảo.
Đầu số 084 là mạng gì? 084 có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Có mấy loại dịch vụ viễn thông?
Theo Điều 5 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định:
Phân loại dịch vụ viễn thông
1. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
a) Dịch vụ thoại;
b) Dịch vụ nhắn tin;
c) Dịch vụ fax;
d) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
đ) Dịch vụ kênh thuê riêng;
e) Dịch vụ truyền số liệu;
g) Dịch vụ truyền dẫn cho phát thanh, truyền hình;
h) Dịch vụ truyền dẫn cho kết nối máy tới máy;
i) Dịch vụ mạng riêng ảo;
k) Dịch vụ kết nối Internet;
l) Dịch vụ cho thuê toàn bộ hoặc một phần mạng viễn thông;
m) Dịch vụ viễn thông cộng thêm của dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản;
n) Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
a) Dịch vụ thư điện tử;
b) Dịch vụ thư thoại;
c) Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
d) Dịch vụ truy nhập Internet;
đ) Dịch vụ trung tâm dữ liệu;
e) Dịch vụ điện toán đám mây;
g) Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet;
h) Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Trên cơ sở đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn, phạm vi liên lạc, hình thức cung cấp dịch vụ, hình thức thanh toán giá dịch vụ, dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể được phân ra chi tiết hoặc kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể gắn với các yếu tố nêu trên.
4. Căn cứ phân loại dịch vụ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tình hình phát triển thị trường và chính sách quản lý viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông.
Như vậy, theo quy định trên, có 02 loại dịch vụ viễn thông là dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông dịch vụ giá trị gia tăng, trong đó:
- Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
+ Dịch vụ thoại;
+ Dịch vụ nhắn tin;
+ Dịch vụ fax;
+ Dịch vụ hội nghị truyền hình;
+ Dịch vụ kênh thuê riêng;
+ Dịch vụ truyền số liệu;
+ Dịch vụ truyền dẫn cho phát thanh, truyền hình;
+ Dịch vụ truyền dẫn cho kết nối máy tới máy;
+ Dịch vụ mạng riêng ảo;
+ Dịch vụ kết nối Internet;
+ Dịch vụ cho thuê toàn bộ hoặc một phần mạng viễn thông;
+ Dịch vụ viễn thông cộng thêm của dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản;
+ Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
+ Dịch vụ thư điện tử;
+ Dịch vụ thư thoại;
+ Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
+ Dịch vụ truy nhập Internet;
+ Dịch vụ trung tâm dữ liệu;
+ Dịch vụ điện toán đám mây;
+ Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet;
+ Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];