Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Danh sách 03 Tòa án nhân dân cấp cao của Việt Nam?
Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu Tòa án nhân dân cấp cao? Cơ cấu tổ chức và bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án này? câu hỏi của anh N.K.M (Hà Nội).
Danh sách các Tòa án nhân dân cấp cao của Việt Nam?
Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân cấp cao được thêm vào hệ thống Tòa án nhân dân Việt Nam kể từ 01/06/2015.
Danh sách 03 Tòa án nhân dân cấp cao của Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cụ thể, hiện nay Việt Nam có tất cả 03 Tòa án nhân dân cấp cao đặt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Dưới đây là một số thông tin về các Tòa án nhân dân cấp cao:
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội:
Tòa nhân dân cấp cao tại Hà Nội thành lập trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội vào ngày 28/5/2015 (theo Nghị quyết 957/NQ-UBTVQH13 năm 2015).
Tòa án cấp cao tại Hà Nội có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hồ Chí Minh:
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thành lập trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội vào ngày 28/5/2015 (theo Nghị quyết 957/NQ-UBTVQH13 năm 2015).
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam của Việt Nam từ Ninh Thuận trở vào gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.
Tòa nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thành lập trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân cấp cao chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 2015.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng:
Tương tự như hai Tòa án cấp cao tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cũng được thành lập dựa trên Nghị quyết 957/NQ-UBTVQH13 năm 2015 ban hành vào ngày 28/05/2015.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng là một trong các tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam. Tòa án này có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam gồm Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao
1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Tòa án nhân dân cấp cao có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 30 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
c) Bộ máy giúp việc.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
Theo đó, Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
- Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ máy giúp việc.
Cũng theo quy định này thì Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm những đơn vị nào?
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao
1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.
Theo đó, bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án nhân dân cấp cao?
Thẩm quyền thành lập Tòa án nhân dân cấp cao được quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chiếu theo quy định này thì Thẩm quyền thành lập Tòa án nhân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?