Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
03 trường hợp được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học từ 14/02/2025?
Trường hợp nào được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học từ 14/02/2025? Dạy thêm, học thêm theo nguyên tắc nào?
03 trường hợp được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học từ 14/02/2025?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm như sau:
Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm
1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Theo đó, 03 trường hợp được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học từ ngày 14/02/2025 như sau:
- Bồi dưỡng về nghệ thuật;
- Thể dục thể thao;
- Rèn luyện kĩ năng sống.
Xem thêm: Cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường có phải đăng kí kinh doanh từ 14/02/2025?
03 trường hợp được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học từ 14/02/2025? (Hình từ Internet)
Từ 14/02/2025, nguyên tắc dạy thêm, học thêm là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:
Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
2. Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
3. Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
4. Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Theo đó, nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:
- Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý.
Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm
- Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
- Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Ai là người chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm tại địa phương?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm tại địa phương.
2. Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm của địa phương, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lí giáo dục và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;
b) Việc quản lí và sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm;
c) Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm.
3. Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lí; xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm tại địa phương.
Lưu ý: Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 14/02/2025.
Xem thêm: Hướng dẫn giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm từ 14/02/2025?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt giao thông đường bộ tại Nghị định 100 như thế nào?
Bên cho thuê nhà ở được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào? Thời hạn thuê và giá thuê nhà ở được quy định như thế nào?
Hoạt động tuyên truyền 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 2025 như thế nào? Ngày này có phải là ngày lễ lớn hay không? Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập?
Người điều khiển xe đạp được phép chở 02 người trong trường hợp nào? Mức xử phạt đối với người điểu khiển xe đạp có hành vi chở quá số người quy định là bao nhiêu?