Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Làm việc tại nhà thì có được ký hợp đồng lao động không?
Hiện nay có nhiều trường hợp các công ty tuyển dụng lao động và cho phép người lao động được làm việc tại nhà (remote). Nội dung dưới đây sẽ làm rõ một số vấn đề pháp lý liên quan đến hình thức làm việc này.
Làm việc tại nhà có được ký hợp đồng lao động không?
Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
…
c) Công việc và địa điểm làm việc;
…”
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
…
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
…
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
…”
Căn cứ Điều 167 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 167. Người lao động nhận công việc về làm tại nhà
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm tại nhà.”
Từ các quy định trên, người lao động có thỏa thuận với người sử dụng lao động làm công việc trả tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động thì giữa các bên đã hình thành mối quan hệ lao động và được thể hiện bằng hợp đồng lao động.
Trong giao kết hợp đồng lao động, không có quy định hạn chế việc không được thỏa thuận để người lao động làm việc tại nhà hay làm việc online. Mặt khác, tại Điều 167 Bộ luật Lao động còn cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhận việc về nhà làm.
Do đó, trường hợp các bên hình thành mối quan hệ lao động và có thỏa thuận rõ địa điểm làm việc là tại nhà của người lao động hoặc hình thức làm việc trực tuyến (online) thì thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động. Nếu như thời hạn của hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thì phải giao kết hợp đồng bằng văn bản, còn nếu thời hạn của hợp đồng lao động dưới 1 tháng thì có thể giao kết hợp đồng lao động bằng hành vi và lời nói.
Làm việc tại nhà thì có được ký hợp đồng lao động không? (Hình từ Internet)
Làm việc tại nhà có được tham gia BHXH không?
Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…”
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
…
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
…”
Từ quy định trên, trường hợp người lao động làm việc tại nhà, có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên với người sử dụng lao động thì vẫn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Khi đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Aries là cung gì? Tính cách của cung Aries trong công việc? Định hướng nghề nghiệp cho cung Aries?
Mùng 1 quét ra, mùng 3 quét vào: Ý nghĩa hay phong tục trong ngày Tết? Người lao động thử việc khi nghỉ Tết có được hưởng nguyên lương hay không?
Ngày tảo mộ năm 2025 vào ngày nào là tốt nhất? Người lao động đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù hay không?
Ngày 25 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 25 tháng Chạp có được xem là ngày lễ chính thức theo pháp luật? Người lao động có được nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 25 tháng Chạp không?