Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề luật sư?

Cho tôi hỏi: Có những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định? Trường hợp nào người được miễn đào tạo nghề luật sư được miễn tập nghề luật sư? Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề trong trường hợp này gồm những gì? câu hỏi của chị Tr (Cần Thơ).

Đăng bài: 08:15 31/08/2023

Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề luật sư?

Đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư được quy định tại Điều 13 Luật Luật sư 2006, cụ thể như sau:

Người được miễn đào tạo nghề luật sư

1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.

3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được miễn đào tạo nghề luật sư:

- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.

- Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

- Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề luật sư?

Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề luật sư? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào người được miễn đào tạo nghề luật sư được miễn tập sự hành nghề luật sư?

Trường hợp người được miễn đào tạo nghề luật sư được miễn tập sự hành nghề luật sư được quy định tại Điều 16 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 như sau:

Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.

2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.

3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Theo đó, những đối tượng sau được miễn tập sự hành nghề luật sư, cụ thể gồm:

(1) Thẩm phán;

(2) Kiểm sát viên;

(3) Điều tra viên cao cấp;

(4) Điều tra viên trung cấp;

(5) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật;

(6) Tiến sỹ luật;

(7) Thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án;

(8) Kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát;

(9) Chuyên viên cao cấp;

(10) Nghiên cứu viên cao cấp;

(11) Giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Được miễn tập sự hành nghề luật sư thì cần chuẩn bị giấy tờ gì để được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư?

Hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp được miễn tập sự hành nghề luật sư được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012

Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư

...

2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

Hồ sơ gồm có:

a) Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;

c) Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

...

Theo đó, người được miễn sự hành nghề luật sư thì cần chuẩn bị giấy tờ sau để được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Giấy chứng nhận sức khỏe;

- Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật (trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật);

- Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư.

Lưu ý: Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị thường trú.

2

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

20/01/2025

Luật sư tư vấn có vài trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại thế nào? Liệu có cần thiết sự hỗ trợ từ luật sư tư vấn trong việc bảo vệ quyền lợi công dân?

17/01/2025

Vai trò của luật sư quan trọng trong xã hội hiện đại như thế nào? Luật sư đối mặt với những thách thức gì trong thời điểm hiện tại?

11/01/2025

Để trở thành luật sư thành công cần những kỹ năng nào? Nguyên tắc hành nghề luật sư là gì?

10/01/2025

Nghề luật mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức. Vậy làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực pháp lý và trở thành một luật sư (lawyer) thành công?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved