Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Để thành lập văn phòng luật sư thì cần phải đáp ứng được những điều kiện gì theo quy định hiện nay?
Cho hỏi, mỗi luật sư có thể thành lập được bao nhiêu văn phòng luật sư? Điều kiện để thành lập văn phòng luật sư hiện nay là gì? Câu hỏi của anh Vũ Đạt - Lâm Đồng
Một luật sư được thành lập bao nhiêu văn phòng luật sư theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 32 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về hình thức tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
...
4. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
5. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này
Bên cạnh đó, tại Điều 33 Luật Luật sư 2006 quy định về văn phòng luật sư như sau:
Văn phòng luật sư
1. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
2. Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.
Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
Lưu ý: khi thành lập văn phòng luật sư thì cần chú ý những điều sau khi đặt tên cho văn phòng:
- Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”.
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Để thành lập văn phòng luật sư thì cần phải đáp ứng được những điều kiện gì theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Để thành lập văn phòng luật sư thì cần phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 32 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) thì điều kiện để thành lập văn phòng luật sư gồm:
(1) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
(2) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng luật sư bao gồm những loại giấy tờ nào?
Theo Điều 35 Luật Luật sư 2006 thì để thành lập văn phòng luật sư thì hồ sơ đăng ký cần có những giấy tờ sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
(2) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
(3) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
(4) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Lưu ý:
Trong giấy đề nghị đăng ký hoạt động văn phòng luật sư phải nêu được các nội dung theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, cụ thể gồm các nội dung như:
(1) Tên văn phòng luật sư, công ty luật;
(2) Địa chỉ trụ sở;
(3) Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
(4) Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
(5) Lĩnh vực hành nghề.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Luật sư tư vấn có vài trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại thế nào? Liệu có cần thiết sự hỗ trợ từ luật sư tư vấn trong việc bảo vệ quyền lợi công dân?
Vai trò của luật sư quan trọng trong xã hội hiện đại như thế nào? Luật sư đối mặt với những thách thức gì trong thời điểm hiện tại?
Để trở thành luật sư thành công cần những kỹ năng nào? Nguyên tắc hành nghề luật sư là gì?
Nghề luật mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức. Vậy làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực pháp lý và trở thành một luật sư (lawyer) thành công?