Toàn bộ mẫu hướng dẫn chế độ kế toán trong các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo Thông tư 88?
Thông tư 88/2021/TT-BTC mẫu trong hướng dẫn chế độ kế toán trong các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh?
Toàn bộ mẫu trong hướng dẫn chế độ kế toán trong các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo Thông tư 88?
Theo đó, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:
- Các chứng từ theo Thông tư 88/2021/TT-BTC gồm:
+ Phiếu thu: Mẫu số 01-TT
+ Phiếu chi: Mẫu số 02-TT
+ Phiếu nhập kho: Mẫu số 03-VT
+ Phiếu xuất kho: Mẫu số 04-VT
+ Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động: Mẫu số 05-LĐTL.
- Các chứng từ quy định theo pháp luật khác:
+ Hóa đơn;
+ Giấy nộp tiền và NSNN;
+ Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng;
+ Ủy nhiệm chi.
Hiện nay, công tác kế toán tại các hộ kinh doanh vẫn được thực hiện theo chế độ kế toán được ban hành từ những năm 2000 (Quyết định 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, Quyết định 131/2002/QĐ-BTC ngày 18/10/2002).
Căn cứ pháp lý ban hành các quyết định này và pháp luật về thuế đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Vì vậy, nội dung về chế độ kế toán cho hộ kinh doanh cũng cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để phù hợp thực tiễn.
Tại Điều 3 Thông tư 88/2021/TT-BTC có quy định về Tổ chức công tác kế toán như sau:
Tổ chức công tác kế toán
1. Việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này hoặc được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cho phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế.
Như vậy, thông qua quy định trên thì tổ chức công tác kế toán như sau:
Về bố trí người làm kế toán:
- Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự quyết định việc bố trí nhân sự làm kế toán.
- Có thể là người thân (cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột) hoặc những người đang quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua bán tài sản… kiêm nhiệm.
Về chế độ kế toán áp dụng:
- Hộ, cá nhân kinh doanh có thể thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư 88/2021/TT-BTC.
- Hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ để phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc điểm kinh doanh.
Về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán:
- Được vận dụng quy định tại Điều 41 Luật Kế toán 2015 và các Điều 9 đến Điều 17 Nghị định 174/2016/NĐ-CP.
- Mục đích: Phục vụ việc xác định nghĩa vụ thuế và công tác quản lý từ cơ quan thuế.
Toàn bộ mẫu hướng dẫn chế độ kế toán trong các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo Thông tư 88?
Đơn vị tính sử dụng trong kế toán được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Kế toán 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có quy định cụ thể về đơn vị tính sử dụng trong kế toán như sau:
[1] Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
[2] Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[3] Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính.
[4] Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Từ khóa: chế độ kế toán hướng dẫn chế độ kế toán Hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh Thông tư 88 đơn vị tính
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;