Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Quyết định 759: Việt Nam thành lập 13 đặc khu mới sau sáp nhập tỉnh 2025?
Việt Nam thành lập 13 đặc khu mới sau sáp nhập tỉnh 2025? Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh? Quy định biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh?
Quyết định 759: Việt Nam thành lập 13 đặc khu mới sau sáp nhập tỉnh 2025?
Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận 127- KL/TW năm 2025, Kết luận 130-KL/TW năm 2025, Kết luận 137-KL/TW năm 2025 và Nghị quyết 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay thành các đơn vị hành chính cấp xã mới:
Theo đó, căn cứ tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 về việc thành lập 13 đặc khu mới sau sáp nhập tỉnh khi thực hiện chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành đơn vị hành chính cấp xã đặt tên gọi là đặc khu như sau:
- Chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là đặc khu như sau:
+ Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ 1 huyện đảo, bao gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo.
+ Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.
Ở trên là nội dung Việt Nam thành lập 13 đặc khu mới sau sáp nhập tỉnh 2025?
>> Phương án tổ chức chính quyền địa phương cấp xã theo mô hình 2 cấp tại Quyết định 759?
>> Quyết định 759: Chính thức chấm dứt sử dụng cán bộ cấp xã không chuyên trách?
Quyết định 759: Việt Nam thành lập 13 đặc khu mới sau sáp nhập tỉnh 2025? (Hình từ Internet)
Bố trí đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh thực hiện theo phương án nào?
Căn cứ tiểu mục 1.1.3 Mục 5 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định phương án bố trí đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh như sau:
- Đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương tham mưu, hướng dẫn bố trí, sắp xếp đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh (Đảng, đoàn thể, HĐND, UBND cấp tỉnh và các Ban chuyên môn của cơ quan Đảng, đoàn thể) của các địa phương sau sáp nhập, đặc biệt là nhân sự bố trí đối với cấp trưởng và định hướng giải quyết đối với số lượng cấp phó dôi dư sau sáp nhập các tỉnh, thành phố.
- Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh và các đơn vị sự nghiệp công lập. Trước mắt, giữ nguyên số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; sau khi các cơ quan này đi vào hoạt động ổn định, giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm, xác định biên chế các địa phương trình cấp có thẩm quyền giao biên chế của cả hệ thống chính trị ở các địa phương.
Quy định biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1.1.2 Mục 5 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh như sau:
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định.
Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp đi vào hoạt động, đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng uỷ Chính phủ và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho các địa phương.
Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1.1.1 Mục 5 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh như sau:
- Cơ cấu tổ chức: Cơ bản giữ nguyên như mô hình tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh như hiện nay, cụ thể như sau:
+ Chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND);
+ HĐND tỉnh thành lập 03 Ban là Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội (đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập thêm Ban Dân tộc). HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập 04 Ban (Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Đô thị) theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.
+ Việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
+ Nhập nguyên trạng các cơ quan thuộc HĐND, cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc UBND ở ĐVHC cấp tỉnh mới hình thành sau sắp xếp. Đối với các cơ quan chuyên môn đặc thủ thuộc HĐND, UBND cấp tỉnh thì việc tổ chức các cơ quan này do chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và hướng dẫn của Chính phủ.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];