Nhân viên pháp lý là gì? Mô tả công việc của nhân viên pháp lý?
Khái niệm về nhân viên pháp lý? Nhân viên pháp lý làm công việc gì tại các doanh nghiệp? Nhân viên pháp lý có nghĩa vụ như thế nào trong doanh nghiệp?
Nhân viên pháp lý là gì? Mô tả công việc của nhân viên pháp lý?
Nhân viên pháp lý là tấm khiêng bảo vệ doanh nghiệp trước những rủi ro pháp lý. Vậy Nhân viên pháp lý là gì? Công việc của nhân viên pháp lý là gì? Dưới đây là bài viết chi tiết:
[1] Nhân viên pháp lý là gì?
Nhân viên pháp lý được hiểu là người đại diện pháp luật, chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ và tham mưu về mọi vấn đề liên quan đến pháp luật cho công ty.
Nhân viên pháp lý không nhất thiết phải là luật sư nhưng cần phải nắm vững kiến thức và các quy định về pháp luật để có thể đảm bảo rằng mọi hoạt động, giao dịch và quyết định của công ty đều tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
[2] Mô tả công việc của Nhân viên pháp lý?
Soạn thảo & rà soát văn bản và tài liệu pháp lý
Nhân viên pháp lý thường sẽ tham gia vào việc soạn thảo các văn bản, tài liệu pháp lý và hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên nhằm đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc soạn thảo và rà soát các văn bản pháp lý còn đảm bảo rằng các giao dịch và hoạt động của doanh nghiệp diễn ra theo đúng với pháp luật, phòng ngừa được những rủi ro pháp lý, tránh các tranh chấp về sau.
Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp
Nhân viên pháp lý thường sẽ phân tích, giải thích và hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng đúng, lựa chọn được hướng đi đúng đắn về mặt pháp lý trong từng vấn đề cụ thể, hạn chế được những rủi ro không đáng có và đưa ra được quyết định đúng đắn, an toàn và hợp pháp.
Giải quyết các vấn đề tố tụng cho doanh nghiệp
Ở một số trường hợp, nhân viên pháp lý sẽ là người đại diện hoặc hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các tranh chấp pháp lý tại tòa án, trọng tài hoặc cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trước khi xảy ra những mâu thuẫn, kiện tụng..
Xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách
Đây được xem là công việc quan trọng của nhân viên pháp lý tại các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống chính sách là việc soạn thảo, ban hành các quy định nội bộ, quy trình làm việc, quy chế quản trị...trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của việc xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách nhằm tạo ra khung pháp lý và tổ chức rõ ràng, minh bạch trong nội bộ; đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tuân thủ đúng với quy định của pháp luật; tăng tính hiệu quả trong quản lý và điều hành doanh nghiệp...
Cập nhật, sửa đổi và bổ sung mới về luật pháp hiện hành
Đây là công việc nhân viên pháp lý thường làm, rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn vận hành hợp pháp, tránh bị xử phạt, khiếu nại, kiện tụng do vi phạm quy định mới.
Nhân viên pháp lý là gì? Mô tả công việc của nhân viên pháp lý? (Hình từ Internet)
Nhân viên pháp lý có nghĩa vụ như thế nào trong doanh nghiệp?
Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, nhân viên pháp lý có các nghĩa vụ sau trong doanh nghiệp:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Từ khóa: Nhân viên pháp lý Nhân viên pháp lý là gì Mô tả công việc của nhân viên pháp lý Người lao động Hợp đồng lao động Người sử dụng lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;