Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động Điều tra hình sự ra sao?
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động Điều tra hình sự ra sao? Bộ đội biên phòng hoạt động Điều tra hình sự bị nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động Điều tra hình sự ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm trong một số trường hợp nhất định của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
[1] Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
[2] Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến việc giải quyết, lấy lời khai, trưng cầu giám định khi cần thiết và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
[3] Áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
>> Kỹ thuật hình sự là ngành gì? Để trở thành kỹ thuật hình sự cần những yếu tố nào?
>> So sánh dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi (Dự kiến) và Bộ lật Hình sự hiện hành chi tiết 2025?
Trong hoạt động Điều tra hình sự Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ, quyền hạn ra sao? (Hình từ Internet)
Bộ đội biên phòng hoạt động Điều tra hình sự bị nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Căn cứ Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định như sau:
- Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.
- Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
- Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
- Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.
Từ khóa: Bộ đội Biên phòng Điều tra hình sự Cơ quan điều tra hình sự Hoạt động điều tra Truy cứu trách nhiệm hình sự
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;