Đây là cách tinh giản biên chế giáo dục nhưng không gây hoang mang cho giáo viên
Chủ tịch tỉnh An Giang cho rằng: “Tinh giản biên chế trong giáo dục phải bám theo định biên giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 của Ban chấp hành trung ương Đảng, khóa XII, về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đang được ngành giáo dục trên cả nước triển khai mạnh mẽ.
Khi đi vào thực tiễn nhiều địa phương đã có cách làm hay, trong đó tỉnh An Giang đã có cách triển khai hai nghị quyết này không gây hoang mang cho giáo viên nhưng lại nâng cao được chất lượng giáo dục.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang - ông Nguyễn Thanh Bình (ảnh nguồn VOV). |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang - ông Nguyễn Thanh Bình đã chia sẻ cách làm hay này tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học mới (ngày 6/8).
Theo đó, tỉnh An Giang đã chủ động xây dựng đề án riêng cho ngành giáo dục về thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy bám sát quy định về định biên giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Thanh Bình, ngành giáo dục đào tạo là ngành đặc thù có đặc điểm riêng, do vậy nếu giao cho Sở Nội vụ triển khai đề án thì sẽ gây xáo trộn cho ngành giáo dục và đào tạo.
Ông Bình cho rằng: “Cái quan tâm nhất làm sao chất lượng giáo dục và đào tạo được duy trì nên khi thực hiện Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 phải đảm các mục tiêu là tinh gọn bộ máy nhưng điều hết sức quan trọng là duy trì được chất lượng của giáo dục và đào tạo.
Đó là vấn đề cực kỳ quan trọng”.
Giáo sư Trần Hồng Quân: Đặt chỉ tiêu giảm giáo viên, tôi sợ sau này phải trả giá |
Chủ tịch tỉnh An Giang chia sẻ, trước đây An Giang chất lượng giáo dục và đào tạo nằm ở tốp trung bình của cả nước.
Do điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp ở An Giang còn khó khăn nên sĩ số của học sinh trên lớp của An Giang vượt quá quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực tế sĩ số tại tỉnh An Giang luôn từ 50 đến 55 học sinh/lớp.
Số học sinh đông nên phong trào đổi mới phương pháp dạy và học khó khăn, đặc biệt phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
“Các nước trên thế giới kể cả một số quốc gia có mức sống trung bình giống như Việt Nam thì sĩ số một lớp từ 20 đến 25 học sinh/lớp.
Vớ sĩ số đó việc đổi mới phương pháp dạy học, quá trình dạy học tương tác giao tiếp giữa giáo viên và học sinh diễn ra hết sức thuận lợi.
Thầy cô giáo quản lý sĩ số học sinh và chăm sóc học sinh tốt hơn” – ông Bình đưa ra quan điểm.
Tại tỉnh An Giang đã chủ trương tập trung giúp đội ngũ thầy cô giáo đổi mới phương pháp giáo dục, khuyến khích tương tác giữa thầy và trò nên phải giảm dần sĩ số học sinh theo từng năm.
Nếu ở đâu cơ sở vật chất đảm bảo thì sẽ giảm số lượng học sinh xuống còn 35 học sinh/lớp.
Việc duy trì sĩ số như vậy từ nhiều năm nay nên đội ngũ các thầy cô giáo đã quan tâm học sinh hơn, đổi mới phương pháp giáo dục cũng tốt từ đó nâng dần được chất lượng giáo dục.
Tổng kết hàng năm cho thấy, chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên, học sinh trung bình, yếu kém ngày càng giảm xuống”.
Bộ Giáo dục chỉ ra tình trạng tinh giản biên chế cứng nhắc |
Ông Bình cũng cho rằng, tình trạng các trường sư phạm đào tạo thừa giáo viên và nếu sắp xếp, tinh giản biên chế theo lộ trình 10% như hướng dẫn của Bộ Nội vụ sẽ gây sự hoang mang cho các thầy cô giáo.
Trong khi định biên thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rất rõ.
"Tinh giản biên chế trong giáo dục phải bám theo định biên.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã chủ trương cho phép ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh xây dựng đề án tinh giản biên chế riêng để đảm bảo về định biên giáo viên trên lớp và sắp xếp trường lớp cố gắng những trường gần sắp xếp lại tránh trường hợp sáp nhập quá nhiều trường dẫn đến một trường quá nhiều điểm trường lẻ.
Việc quản lý dạy học điểm lẻ và điểm chính là hoàn toàn khác nhau, do vậy phải hạn chế vấn đề này.
Chúng ta không phải theo giảm 10%, có thể những năm đầu chúng ta có thể giảm từ 2 đến 3%.
Quan trọng nhất phải đảm bảo được chất lượng giáo dục và đào tạo, không gây khó khăn cho học sinh vì lý do đi học xa nhà mà phải nghỉ giữa chừng” - ông Bình nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch tỉnh Anh Giang, trong quá trình sáp nhập các điểm trường phải đảm bảo cự ly đi học, đặc biệt đối với bậc tiểu học là không quá xa, không quá gây khó khăn cho phụ huynh và học sinh khi đến trường”.
Chia sẻ thêm, ông Bình báo tin: “Thời gian vừa qua việc thực hiện Nghị quyết 18 và Nghi quyết 19 đã không gây hoang mang cho đội ngũ giáo viên.
Chất lượng giáo dục và đào tạo được duy trì. Có điều kiện để sắp xếp lại sĩ số tiệm cận quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
-
Người tham chiếu là gì? Cách viết người tham chiếu trong CV?
Cập nhật 3 tháng trước -
Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
Cập nhật 3 năm trước -
Bỏ phụ cấp thâm niên, lương giáo viên không giảm mà còn có thể tăng
Cập nhật 3 năm trước -
Thời gian nghỉ hè của giáo viên theo quy định mới từ 01/09/2020 là bao lâu?
Cập nhật 4 năm trước -
Những lúc con nghỉ học dài ngày mới thấy thương thầy cô nhiều hơn
Cập nhật 4 năm trước -
Chương trình mới, học sinh không phải học trước, học thêm?
Cập nhật 4 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước