Có miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật thuộc Bộ quốc phòng khi tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên không?
Cho tôi hỏi: Trường hợp Báo cáo viên pháp luật tự nguyện thôi giữ chức vụ báo cáo viên thì có cần thực hiện thủ tục miễn nhiệm với đối tượng này không? Nếu có thì việc miễn nhiệm chức danh này được thực hiện ra sao? câu hỏi của chị Trâm (Hà Nội).
Có miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật thuộc Bộ quốc phòng khi tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên không?
Tại khoản 1 Điều 42 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật như sau:
Điều kiện, trình tự, thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
1. Báo cáo viên pháp luật bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật quy định tại Điều 37 Thông tư này;
b) Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;
c) Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ ba lần trở lên;
d) Trong một năm kể từ thời Điểm được công nhận báo cáo viên pháp luật, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 41 Thông tư này mà không có lý do chính đáng;
đ) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Thay đổi vị trí công tác làm thay đổi thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật;
g) Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
h) Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
...
Chiếu theo quy định này thì việc miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật thuộc Bộ quốc phòng sẽ thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không còn đủ tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật quy định tại Điều 37 Thông tư 42/2016/TT-BQP;
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;
- Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ ba lần trở lên;
- Trong một năm kể từ thời Điểm được công nhận báo cáo viên pháp luật, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 41 Thông tư 42/2016/TT-BQP mà không có lý do chính đáng;
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012;
- Thay đổi vị trí công tác làm thay đổi thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, trường hợp Báo cáo viên pháp luật thuộc Bộ quốc phòng khi tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên sẽ tiến hành miễn nhiệm đối tượng này.
Có miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật thuộc Bộ quốc phòng khi tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên không? (Hình từ Internet)
Văn bản đề nghị miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật thuộc Bộ quốc phòng phải bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 42 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật như sau:
Điều kiện, trình tự, thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
...
3. Văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật phải có các nội dung sau: Họ và tên báo cáo viên pháp luật bị đề nghị miễn nhiệm; số, ngày tháng năm của quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật; lý do miễn nhiệm.
4. Người tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật có đơn xin thôi gửi thủ trưởng cơ quan nơi mình công tác để đề nghị theo thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua đường công văn đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật để trình người có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
6. Trường hợp đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không hợp lệ, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiếp nhận đề nghị phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho cơ quan, đơn vị, người đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
7. Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được gửi đến Vụ Pháp chế, người bị miễn nhiệm, cơ quan, đơn vị đề nghị miễn nhiệm và cơ quan, đơn vị có liên quan; công bố theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 Thông tư này.
8. Trường hợp không đồng ý với việc miễn nhiệm, báo cáo viên pháp luật bị miễn nhiệm có quyền khiến nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
9. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật chấm dứt kể từ thời Điểm quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành.
Chiếu theo quy định này thì văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật phải có các nội dung sau:
- Họ và tên báo cáo viên pháp luật bị đề nghị miễn nhiệm;
- Số, ngày tháng năm của quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật; lý do miễn nhiệm.
Trình tự miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật thuộc Bộ quốc phòng được thực hiện ra sao?
Cũng tại Điều 42 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật như sau:
Điều kiện, trình tự, thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
...
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật như sau:
a) Cơ quan, đơn vị có báo cáo viên pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 36 Thông tư này đang công tác lập danh sách báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định miễn nhiệm đối với báo viên pháp luật cấp trung ương.
b) Cơ quan, đơn vị có báo cáo viên pháp luật quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 36 Thông tư này đang công tác lập danh sách báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm gửi tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì gửi cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp đã công nhận báo cáo viên pháp luật đó tổng hợp, trình người có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 39 Thông tư này quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
...
Theo đó, trình tự miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật thuộc Bộ quốc phòng được thực hiện như sau:
Cơ quan, đơn vị có Báo cáo viên pháp luật đang công tác lập danh sách báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm gửi Vụ Pháp chế tổng hợp.
Sau đó trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định miễn nhiệm đối với báo viên pháp luật cấp trung ương.
-
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có bắt buộc phải có bằng cử nhân luật không?
Cập nhật 1 năm trước -
Báo cáo viên pháp luật cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có cơ cấu số lượng thế nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Báo cáo viên pháp luật có thể bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Số lượng báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành tối thiểu là bao nhiêu và do ai quyết định?
Cập nhật 1 năm trước -
Báo cáo viên pháp luật là chức danh gì? Đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước