07 Loại chế tài thương mại trong hợp đồng
Như tất cả chúng ta đều biết, trong quan hệ thương mại, luôn có yếu tổ rủi ro ảnh hưởng đến việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, để hoạt động này diễn ra mà quyền lợi của các bên trong hợp đồng thương mại được đảm bảo, pháp luật đã quy định một loạt các loại chế tài thương mại. Dưới đây là tổng hợp 7 loại chế tài thương mại trong hợp đồng.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005 thì: “…Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh…”
Mục đích của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: Nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết.
Phạt vi phạm
Phạt vi phạm được hiểu là việc bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định theo sự thỏa thuận của các bên trước đó trên cơ sở quy định pháp luật (Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005).
Mục đích của chế tài phạt vi phạm: Nhằm phòng ngừa, răn đe, trừng phạt bên có hành vi vi phạm.
Buộc bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm của mình gây ra cho bên bị vi phạm (Theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005).
Mục đích của chế tài bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài nhằm bồi hoàn, khôi phục, bù đắp lợi ích vật chất bị mất của bên bị vị phạm.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Được hiểu là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nữa; Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực mọi người nhé. Theo đó, hợp đồng sẽ tiếp tục được thực hiện trở lại khi hành vi vi phạm đã được khắc phục và hai bên đã giải quyết, thỏa thuận xong những tranh chấp phát sinh.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng . Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ, và các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nữa. Lưu ý: Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng mọi người nhé.
Huỷ bỏ hợp đồng
Chế tài hủy bỏ hợp đồng được hiểu là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Theo đó các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng nữa.
Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với quy định pháp luật.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước