Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Hiểu chuyện quá, biết điều quá lại thành khổ
Môi trường công sở giống như là một xã hội thu nhỏ, bạn sẽ gặp muôn vàn kiểu người khác nhau đại diện cho nhiều tính cách. Và trong số đó chắc chắn sẽ có một dạng người quá hiểu chuyện và biết điều nên thường bị bắt nạt nếu bài viết dưới này mô tả bạn thấy giống bản thân mình thì nên thay đổi ngay từ bây giờ.
Chúng ta luôn được dạy dỗ phải hiểu chuyện, biết trước biết sau tuy nhiên con người mà, càng hiểu chuyện người ta càng lấn lướt, càng biết điều người ta càng không coi trọng cảm xúc của bạn. Nói trắng ra là coi thường bạn.
Cớ vì sao lại như vậy?
Vì người ta nhờ gì bạn cũng đáp ứng, ai nói đúng sai gì bạn cũng bỏ qua mà không tức giận. Kiểu người này chắc chắn sẽ không đùng đùng vô lý mà gây sự với đồng nghiệp. Thanh minh cho bản thân yếu ớt cũng không ai nghe nên nhiều lúc im lặng vẫn hơn.
Có khó khăn hay công việc chồng chất cũng ráng tăng ca chịu đựng vì nghĩ về sớm cũng chả làm gì. Đồng nghiệp thấy ở lại tiện thể quăng cho bạn một sấp tài liệu làm hộ bạn cũng mỉm cười và nghĩ mình gánh vác được. Không một lời kêu ca, không một câu oán trách.
Nhưng chính vì lẽ đó, chính bạn đã tập cho mọi người thói quen ỷ lại vì sự nhân nhượng đó nên họ mặc nhiên coi đó là lẽ thường tình. Chỉ là một hôm đi ngược đường không thể mua đồ ăn sáng chị cùng phòng nhờ cũng bị nói nặng nói nhẹ. Vì người ta nghĩ bạn có bao giờ từ chối đâu sao nay lại dở chứng thế.
Việc gì lớn nhỏ mọi người không muốn đụng tay là dành phần cho bạn hết.Tất cả những điều bạn bỏ ra những gì bạn thể hiện đáng lẽ ra phải được tôn trọng và trân trọng tuyệt đối. Tuy nhiên có sự thật khốc liệt là dù làm sai 1 điều nhỏ xíu họ liền lên tiếng chê trách, thất vọng nói này nọ, bàn tán đủ kiểu.
Vậy nên, làm người không nên tốt quá người ta gọi là nhu nhược. Tốt quá đồng nghĩa với việc chiều hư cảm xúc của người khác. Lâu dần họ coi những điều bạn làm là lẽ thường tình. Hãy học cách “say no” với những việc khó, từ chối với những nghĩa vụ đáng lẽ ra không phải của mình. Thể hiện cho đồng nghiệp thấy bạn có thể giúp đỡ nhưng không có nghĩa là làm hộ. Bạn có thể hiền lành thân thiện nhưng không đồng nghĩa xếp bạn vào hàng lợi dụng được.
Biết điều quá cũng khổ, tử tế quá cũng khó. Biết điều đúng lúc, tử tế đúng chỗ để nâng cao giá trị bản thân mình.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?