Năm 2025, cử nhân luật có được làm Pháp chế viên (Công chức pháp chế)?
Pháp chế viên (Công chức pháp chế) yêu cầu trình độ cử nhân luật? Nhiệm vụ, quyền hạn được tính công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL, pháp điển hệ thống QPPL và hợp nhất VBQPPL?
Năm 2025, cử nhân luật có được làm Pháp chế viên (Công chức pháp chế)?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Người làm công tác pháp chế
Người làm công tác pháp chế bao gồm:
1. Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP) quy định như sau:
Pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế
1. Pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế
a) Pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật;
b) Ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp;
c) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này, không kể thời gian tập sự;
...
Theo đó, pháp chế viên là công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, để trở thành pháp chế viên (Công chức pháp chế) phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đáp ứng các tiêu chuẩn bổ nhiệm khác như:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương 2 của Nghị định 55/2011/NĐ-CP, không kể thời gian tập sự;
Trên là thông tin năm 2025, cử nhân luật có được làm Pháp chế viên (Công chức pháp chế).
>> Cử nhân luật có được làm thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không?
>> Cử nhân Luật muốn làm Quản tài viên phải có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Năm 2025, cử nhân luật có được làm Pháp chế viên (Công chức pháp chế)? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn được tính cộng dồn thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 55/2011/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm b Khoản 3 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP) quy định nhiệm vụ và quyền hạn được tính cộng dồn thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật chung của bộ, cơ quan ngang bộ;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ;
- Xây dựng báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: Pháp chế viên Công chức pháp chế Cử nhân Luật Văn bản quy phạm pháp luật Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;