Từ ngày 1 1 2026, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non bao gồm những gì?
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non từ ngày 1 1 2026 bao gồm những gì? Giáo viên mầm non có trách nhiệm và quyền gì khi tham gia đào tao, bồi dưỡng?
Từ ngày 1 1 2026, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non bao gồm những gì?
Ngày 16 tháng 6 năm 2025, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà giáo 2025 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2026).
Căn cứ theo Điều 29 Luật Nhà giáo 2025 quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
1. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo bao gồm:
a) Đào tạo đáp ứng trình độ chuẩn; đào tạo nâng cao trình độ;
b) Bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp;
c) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn, chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
d) Bồi dưỡng thường xuyên.
2. Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non từ 1 1 2026 bao gồm:
- Đào tạo đáp ứng trình độ chuẩn; đào tạo nâng cao trình độ;
- Bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp;
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Bồi dưỡng thường xuyên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non.
Xem thêm:
>>>> Giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong một năm là bao lâu?
>>>> Bảng lương giáo viên mầm non mới nhất [Cập nhật 2025]?
Từ ngày 1 1 2026, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Giáo viên mầm non có trách nhiệm và quyền gì khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Nhà giáo 2025 (có hiệu lực từ 1 1 2026) quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của nhà giáo khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng
1. Trách nhiệm của nhà giáo khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:
a) Tham gia đầy đủ và hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
b) Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
c) Có ý thức tự học, học tập suốt đời, phát triển nghề nghiệp liên tục;
d) Tham gia ý kiến về nội dung chương trình và công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Vận dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo.
2. Quyền của nhà giáo khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:
a) Được tạo điều kiện về thời gian để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này được tính vào thời gian công tác liên tục của nhà giáo;
b) Được hỗ trợ kinh phí khi được cử tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
Như vậy, trách nhiệm và quyền của nhà giáo khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Trách nhiệm:
+ Tham gia đầy đủ và hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
+ Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
+ Có ý thức tự học, học tập suốt đời, phát triển nghề nghiệp liên tục;
+ Tham gia ý kiến về nội dung chương trình và công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
+ Vận dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo.
- Quyền:
+ Được tạo điều kiện về thời gian để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Nhà giáo 2025 được tính vào thời gian công tác liên tục của nhà giáo;
+ Được hỗ trợ kinh phí khi được cử tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Nhà giáo 2025.
Nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Nhà giáo 2025 (có hiệu lực từ 1 1 2026) quy định về nguyên tắc quản lý và phát triển nhà giáo như sau:
[1] Bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
[2] Thực hiện chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
[3] Thực hiện bình đẳng giới.
[4] Tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của nhà giáo.[
[5] Thực hiện phân quyền, phân cấp; có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý và phát triển nhà giáo.
[6] Bảo đảm quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý và phát triển nhà giáo.
Từ khóa: Bồi dưỡng giáo viên Chương trình đào tạo Giáo viên mầm non Bồi dưỡng giáo viên mầm non Luật Nhà giáo 2025 Tham gia đào tạo Nguyên tắc quản lý Phát triển nhà giáo
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
Bài viết liên quan

