Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cách phỏng vấn ứng viên sao cho hiệu quả
Không phải chỉ có ứng viên mới cần chuẩn bị tốt trong buổi phỏng vấn tìm việc mà ngay cả HR – người phụ trách tuyển dụng cũng cần phải có những kỹ năng để phỏng vấn sàng lọc ứng viên hiệu quả phù hợp với công ty.
Người đại diện phỏng vấn cần nắm vững từ vựng chuyên môn, công việc cụ thể của vị trí cần phỏng vấn
Việc nằm lòng Job Descripton (JD) mô tả vị trí công việc là một trong những yêu cầu cơ bản của người tuyển dụng. Khi tham gia tuyển dụng bạn cần phải hiểu rõ ứng viên là ai, học thức ra sao, hiểu biết về công việc như thế nào thì mới có thể tuyển dụng người tìm việc vào vị trí công ty bạn đang cần được.
Hay chỉ đơn giản là nếu ứng viên có câu hỏi ngược lại hãy mô tả cơ bản công việc cơ bản mà nếu như được nhận bạn ấy phải làm thì ít ra bạn cũng thông thái trả lời.
Từ vựng chuyên môn, từ vựng chuyên ngành chính là chìa khóa đánh giá trình độ ứng viên. Một ứng viên hiểu sâu, biết rộng về đặc tính công việc các từ chuyên ngành liên quan dĩ nhiên sẽ rất tiềm năng cho vị trí đang trống trong công ty bạn.
Thiết kế các câu hỏi dựa trên yêu cầu năng lực
Khai thác điểm mạnh điểm yếu của ứng viên thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn chính là biệt tài của HR.
Bạn nên thiết kế một bảng câu hỏi linh động xoay quanh công việc dành để hỏi ứng viên. Câu hỏi phải trọng tâm, rõ ràng, để thu lại được câu trả lời ngắn gọn súc tích như mong muốn. Tùy ngành nghề chuyên môn mà thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn ứng viên sao cho phù hợp nhất có thể.
Việc chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn có sẵn giúp trông bạn chuyên nghiệp hơn, từ một câu hỏi phỏng vấn nhiều ứng viên sẽ thu lại nhiều câu trả lời khác nhau từ đó so sánh lựa ra ứng cử viên đắc giá cho vị trí trống ở công ty bạn.
Phỏng vấn ứng viên
Thái độ khi phỏng vấn
Nếu như bạn đánh giá thông qua thái độ của ứng viên thì ứng viên sẽ nhận xét công ty và môi trường công ty thông qua người phỏng vấn.
Khi phỏng vấn hãy giữ thái độ điềm tĩnh, tránh thái độ khinh khỉnh hay coi thường ứng viên nếu như nhận được câu trả lời không vừa ý hoặc phát hiện ra ứng viên mắc lỗi sai chuyên môn trầm trọng.
Nhiệm vụ của bạn là tìm ra “đồng nghiệp cùng nhận lương cùng ngày” chứ không phải tạo cảm giác khó chịu cho đối phương phải ghét bỏ hoặc thể hiện mình biết tuốt tất cả vậy nên thái độ chuyên nghiệp sẽ giúp buổi phỏng vấn diễn ra trôi chảy hiệu quả hơn.
Quan sát và ghi chép
Là kỹ năng cần thiết và việc làm không bao giờ thừa trong xuyên suốt quá trình phỏng vấn.
Việc quan sát cẩn trọng sẽ giúp bạn đánh giá được tác phong, thái độ của ứng viên.
Ghi chép dĩ nhiên là điều cần thiết hơn cả nhất là những câu trả lời mấu chốt, ghi chép lại tất cả giúp bạn nắm chắc thông tin cũng như trình độ của ứng viên.
Trên đây là những chia sẻ giúp HR hoàn thành tốt nhiệm vụ “săn” ứng viên của mình. Tùy vào ngành nghề mà người phụ trách nhân sự có kinh nghiệm và kỹ năng khác nhau để lựa chọn ứng viên phù hợp với công ty.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thời gian nghỉ Tết của giao hàng tiết kiệm trong năm 2025 như thế nào? Mức phạt mới cho lỗi chở hàng cồng kềnh của shipper là bao nhiêu vào năm 2025?
Làm thế nào để thành công trong phỏng vấn công ty bảo hiểm? Lưu ý những gì và những kỹ năng nào cần có để gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng?
Khám phá các ngành học đa dạng từ khối A1 và D1, tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp trong thế kỷ 21.
Tìm hiểu cách tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh qua việc cải thiện kỹ năng của nhân viên bán hàng thông qua phân tích và chiến lược như thế nào?