Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BCT năm 2025 hợp nhất Thông tư quy định về quá cảnh hàng hóa của Lào qua lãnh thổ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu | 19/VBHN-BCT |
Ngày ban hành | 30/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 30/06/2025 |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Nguyễn Sinh Nhật Tân |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/VBHN-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 06/2017/TT-BCT ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 26 tháng 5 năm 2017.
2. Thông tư số 38/2025/TT-BCT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 13 tháng 03 năm 2009 (sau đây viết tắt là Hiệp định);
Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp, gia hạn giấy phép, vận chuyển hàng hóa của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:[1]
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Điều 1. Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa
Thủ tục xin giấy phép quá cảnh hàng hóa được thực hiện như sau:
1. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 của Hiệp định, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa đến Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
b)[2] Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính). Căn cứ hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh của chủ hàng, Bộ Công Thương lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản để chủ hàng biết và thực hiện.
2. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 4 của Hiệp định, hồ sơ đề nghị cấp phép quá cảnh hàng hóa bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
3. Văn bản đề nghị cho phép, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1, điểm b khoản 2 Điều 1, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Trường hợp bằng tiếng Lào thì phải gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hoặc cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự.
4.[3] Hình thức nộp hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư này bao gồm trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh quy định tại khoản 2 Điều này là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 2. Gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa
1. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa đã được cấp (bản sao).
c) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được gửi đến cơ quan đã cấp giấy phép đó theo địa chỉ nêu tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này.
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/VBHN-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 06/2017/TT-BCT ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 26 tháng 5 năm 2017.
2. Thông tư số 38/2025/TT-BCT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 13 tháng 03 năm 2009 (sau đây viết tắt là Hiệp định);
Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp, gia hạn giấy phép, vận chuyển hàng hóa của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:[1]
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Điều 1. Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa
Thủ tục xin giấy phép quá cảnh hàng hóa được thực hiện như sau:
1. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 của Hiệp định, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa đến Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
b)[2] Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính). Căn cứ hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh của chủ hàng, Bộ Công Thương lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản để chủ hàng biết và thực hiện.
2. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 4 của Hiệp định, hồ sơ đề nghị cấp phép quá cảnh hàng hóa bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
3. Văn bản đề nghị cho phép, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1, điểm b khoản 2 Điều 1, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Trường hợp bằng tiếng Lào thì phải gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hoặc cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự.
4.[3] Hình thức nộp hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư này bao gồm trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh quy định tại khoản 2 Điều này là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 2. Gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa
1. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa đã được cấp (bản sao).
c) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được gửi đến cơ quan đã cấp giấy phép đó theo địa chỉ nêu tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này.
3. Thời hạn giải quyết việc gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 3. Ủy quyền cấp, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa
1.[4] Bộ trưởng Bộ Công Thương phân cấp cho Cục Xuất nhập khẩu tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện cấp, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 1, Điều 2 Thông tư này.
2. Mẫu giấy phép quá cảnh hàng hóa và mẫu văn bản trả lời đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa được quy định tại Phụ lục 5, Phụ lục 6A và 6B ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Quá cảnh hàng hóa không theo giấy phép của Bộ Công Thương[5]
Các loại hàng hóa khác không thuộc trường hợp quy định tại Điều 1 Thông tư này, khi quá cảnh qua các cặp cửa khẩu được quy định tại Điều 6 của Hiệp định, chủ hàng hoặc người chuyên chở chỉ cần làm thủ tục cho hàng hóa quá cảnh tại cơ quan hải quan, không phải có giấy phép quá cảnh.
Điều 5. Gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa
Việc gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa do cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh hàng hóa chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa[6]
1. Hàng hóa quá cảnh chỉ được phép qua các cửa khẩu quốc tế.
2. Tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 7. Phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh và người áp tải
1. Hàng hóa quá cảnh phải được vận chuyển bởi người chuyên chở là pháp nhân được cấp phép hoặc ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các phương tiện vận tải của Việt Nam, Lào tham gia vận chuyển hàng hóa quá cảnh bằng đường bộ phải tuân thủ Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 24 tháng 02 năm 1996, Nghị định thư của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 18 tháng 7 năm 2001 về sửa đổi, bổ sung Hiệp định Vận tải đường bộ, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh phương tiện vận chuyển và người áp tải; thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng quá cảnh; thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan.
Điều 8. Thời gian quá cảnh hàng hóa
Hàng hóa quá cảnh được phép lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tối đa là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu, trừ trường hợp được gia hạn thời gian quá cảnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Điều 9. Chứng từ khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa quá cảnh
Chủ hàng hoặc người chuyên chở phải nộp, xuất trình các loại chứng từ cho cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan và các văn bản hướng dẫn.
Điều 10. Giám sát hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 11. Việc phân phối, buôn bán và tiêu thụ hàng hóa quá cảnh
1. Cấm phân phối, buôn bán, tiêu thụ tại Việt Nam hàng hóa quá cảnh thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành.
2. Trừ hàng hóa thuộc Danh mục nêu tại khoản 1 Điều này, các loại hàng hóa quá cảnh khác được phép tiêu thụ tại Việt Nam trong trường hợp bất khả kháng sau khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản.
3. Việc tiêu thụ hàng quá cảnh nêu tại khoản 2 Điều này phải thực hiện qua thương nhân Việt Nam và phải làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành về quản lý xuất nhập khẩu.
4. Trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 2 Điều này, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng quá cảnh đến Cục Xuất nhập khẩu[7] - Bộ Công Thương. Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Tài liệu chứng minh trường hợp bất khả kháng đối với hàng hóa quá cảnh xin được tiêu thụ tại Việt Nam.
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cho phép tiêu thụ hàng hóa quá cảnh là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 12. Thay đổi cửa khẩu quá cảnh
Việc thay đổi cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi quy định tại Hiệp định do cơ quan cấp phép xem xét giải quyết đối với hàng hóa quá cảnh theo giấy phép và do cơ quan Hải quan xem xét giải quyết đối với hàng hóa quá cảnh không theo giấy phép.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng và người chuyên chở hàng hóa quá cảnh
Chủ hàng, người chuyên chở thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 13 tháng 3 năm 2009, Thông tư này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 0938/2000/QĐ-BTM ngày 30 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quy chế về hàng hóa của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng cho hàng hoá quá cảnh quy định tại khoản 1
Điều 1 của Thông tư)
………., ngày ... tháng ... năm 20..…...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Công Thương
I. Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax)
Đề nghị được quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các nội dung sau đây:
1. Hàng quá cảnh:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Bao bì và ký mã hiệu |
Ghi chú |
1 |
............................. |
................... |
................... |
................... |
................... |
2 |
............................. |
................... |
................... |
................... |
................... |
2. Cửa khẩu nhập hàng:
3. Cửa khẩu xuất hàng:
4. Tuyến đường vận chuyển:
5. Phương tiện vận chuyển:
6. Thời gian dự kiến quá cảnh:
(Từ ngày ........ tháng ........ năm ........... đến ngày ........ tháng ........ năm ........... )
II. Người chuyên chở: (Nếu chủ hàng tự vận chuyển thì ghi "tự vận chuyển". Nếu ký hợp đồng vận chuyển với thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân Lào thì ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của thương nhân vận chuyển)
III. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng):
Kèm theo Đơn này là văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
|
Chủ hàng ký tên
và đóng dấu
|
___________________
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 2
Điều 1 của Thông tư)
………., ngày ... tháng ... năm 20..…...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Kính gửi: [Cơ quan cấp phép][9]
I. Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax)
Đề nghị [Cơ quan cấp phép][10] cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo các nội dung sau đây:
1. Hàng hóa quá cảnh:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Bao bì và ký mã hiệu |
Ghi chú |
1 |
.................. |
.................. |
.................. |
.................. |
.................. |
.................. |
2 |
.................. |
.................. |
.................. |
.................. |
.................. |
.................. |
2. Cửa khẩu nhập hàng:
3. Cửa khẩu xuất hàng:
4. Tuyến đường vận chuyển:
5. Phương tiện vận chuyển:
II. Người chuyên chở: (Nếu chủ hàng tự vận chuyển thì ghi "tự vận chuyển". Nếu ký hợp đồng vận chuyển với thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân Lào thì ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax của thương nhân vận chuyển)
III. Địa chỉ nhận giấy phép (của chủ hàng hoặc người chuyên chở):
Kèm theo Đơn này là văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
|
Chủ hàng ký tên
và đóng dấu
|
___________________
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 2 Điều
1 của Thông tư)
………., ngày ... tháng ... năm 20..…...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Kính gửi: [Cơ quan cấp phép][11]
1. Chủ hàng (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax):
Đề nghị [Cơ quan cấp phép][12] gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số .............. do [Cơ quan cấp phép][13] cấp ngày ........ tháng ........ năm 20...
2. Lý do đề nghị gia hạn: ............................................................................................................
3. Thời gian dự kiến xin gia hạn: (Đến ngày ........ tháng ........ năm 20......... )
4. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng hoặc người chuyên chở):
................................................................................................................................................
Kèm theo Đơn này là bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa số do [Cơ quan cấp phép][14] cấp ngày ........ tháng ........ năm 20......... và văn bản đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
|
Chủ hàng ký tên
và đóng dấu
|
____________________
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH
………., ngày ... tháng ... năm 20…...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TIÊU THỤ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH
Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu[15] - Bộ Công Thương
Chủ hàng: (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax)
Đề nghị Bộ Công Thương cho phép tiêu thụ hàng quá cảnh theo các nội dung sau đây:
1. Tờ khai hải quan số ........ ngày ........ tháng ........ năm 20........
2. Miêu tả chi tiết:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Bao bì và ký mã hiệu |
Ghi chú |
1 |
............... |
............... |
............... |
............... |
............... |
............... |
2 |
............... |
............... |
............... |
............... |
............... |
............... |
3. Lý do đề nghị cho phép tiêu thụ tại Việt Nam:
4. Thời gian tiêu thụ (dự kiến):
(Từ ngày....tháng ...năm 20...đến ngày...tháng...năm 20..)
5. Địa chỉ nhận văn bản trả lời (của chủ hàng hoặc người chuyên chở):
................................................................................................................................................
Kèm theo Đơn này là tài liệu chứng minh trường hợp bất khả kháng đối với hàng quá cảnh đề nghị cho phép tiêu thụ tại Việt Nam.
|
Chủ hàng ký tên
và đóng dấu
|
____________________
* Lưu ý: Nếu văn bản có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
MẪU GIẤY PHÉP QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ
(Mẫu này dùng cho hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 2
Điều 1 của Thông tư)
BỘ CÔNG
THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
............/..........- GPQC |
………., ngày ... tháng ... năm 20…...
|
Kính gửi: (Chủ hàng quá cảnh Lào)
- Căn cứ Thông tư số ......./2009/TT-BCT ngày...tháng...năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xét Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của ..........(ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Lào).... và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày ........ tháng ........ năm ...........,
[Cơ quan cấp phép][18] cho phép ..........(chủ hàng quá cảnh Lào)........ quá cảnh hàng hóa theo các quy định sau đây:
1. Hàng quá cảnh:
STT |
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Bao bì và ký mã hiệu |
Ghi chú |
1 |
................ |
................ |
................ |
................ |
................ |
................ |
2 |
................ |
................ |
................ |
................ |
................ |
................ |
2. Cửa khẩu nhập hàng:
3. Cửa khẩu xuất hàng:
4. Phương tiện vận chuyển:
5. Văn bản này có hiệu lực đến ngày....tháng....năm 20...
Nơi nhận: |
TRƯỞNG PHÒNG |
MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP
QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng trong trường hợp đồng ý gia hạn giấy phép quá cảnh hàng
hoá đã cấp cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư)
BỘ CÔNG
THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
............/..........- GHGPQC |
………., ngày ... tháng ... năm 20…...
|
Kính gửi: (Chủ hàng quá cảnh Lào)
- Căn cứ Thông tư số ......../2009/TT-BCT ngày...tháng...năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xét Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Lào).... và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày ........ tháng ........ năm ...........,
[Cơ quan cấp phép][21] đồng ý gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số: do [Cơ quan cấp phép][22] cấp ngày tháng năm 20...cho (chủ hàng quá cảnh Lào).
Thời gian gia hạn: Đến hết ngày ........ tháng ........ năm 20.........
Hết thời hạn trên, giấy phép đã cấp không còn hiệu lực.
[Cơ quan cấp phép][23] thông báo để .................(Chủ hàng quá cảnh Lào) biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
TRƯỞNG PHÒNG |
MẪU VĂN BẢN TRẢ LỜI ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP
QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Mẫu này dùng trong trường hợp không đồng ý gia hạn giấy phép quá cảnh
hàng hóa đã cấp cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông
tư)
BỘ CÔNG
THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
............/..........- GHGPQC |
………., ngày ... tháng ... năm 20…...
|
Kính gửi: ...........(Chủ hàng quá cảnh Lào)
- Căn cứ Thông tư số ......../2009/TT-BCT ngày...tháng...năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xét Đơn đề nghị gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của (ghi rõ tên, địa chỉ chủ hàng quá cảnh Lào).... và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày ........ tháng ........ năm ...........,
[Cơ quan cấp phép][26] không đồng ý gia hạn Giấy phép quá cảnh hàng hóa số:................... do [Cơ quan cấp phép][27] cấp ngày ........ tháng ........ năm 20......... cho ................. (chủ hàng quá cảnh Lào).
Lý do không đồng ý gia hạn .................................................................................................
..............................................................................................................................................
[Cơ quan cấp phép][28] thông báo để ................. (Chủ hàng quá cảnh Lào) biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
TRƯỞNG PHÒNG
|
[1] Thông tư số 06/2017/TT-BCT ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Thực hiện Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 13 tháng 3 năm 2009;
Thực hiện Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định Quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2009;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 63/2025/QH15;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 64/2025/QH15;
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 146/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại;
Căn cứ Nghị định số 139/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương."
[2] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025
[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025
[6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 06/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2017.
[7] Cụm từ “Vụ Xuất nhập khẩu” được thay thế bởi cụm từ “Cục Xuất nhập khẩu” theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 06/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2017.
[8] Điều 3 của Thông tư số 06/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2017 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2017./."
Điều 37 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 quy định như sau:
“Điều 37. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu thay thế trong các thủ tục hành chính tại Phụ lục I, các biểu mẫu mới quy định trong các thủ tục hành chính tại Phụ lục II.
3. Quy định chuyển tiếp
Các Giấy phép, Giấy Chứng nhận, Chứng chỉ, văn bản phê duyệt, văn bản chấp thuận đối với các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đã được cơ quan Quản lý nhà nước cấp, phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn tại Giấy phép, Giấy Chứng nhận, Chứng chỉ, văn bản phê duyệt, văn bản chấp thuận theo quy định.
4. Thông tư này bãi bỏ:
a) Điểm đ khoản 2 Điều 4, khoản 3 Điều 18 Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;
b) Cụm từ “Vụ Khoa học và công nghệ" tại điểm a khoản 4 Điều 11; cụm từ “Sở Công Thương” tại ghi chú số (5) Mẫu 01, ghi chú số (7) Mẫu 02 Phụ lục IV Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;
c) Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí;
d) Điều 17 Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
đ) Cụm từ “theo đường bưu điện” trong nội dung Thông tư số 11/2015/TT-BCT ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
e) Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 57/2018/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá.
g) Điều 2 Thông tư số 43/2023/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá.
h) Phụ lục 11, 12, 13, 14, 15 ban hành kèm theo Thông tư số 43/2023/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá.
i) Khoản 1, khoản 2 Điều 18 Thông tư số 02/2025/TT-BCT ngày 01 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực;
k) Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử;
l) Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động;
m) Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BCT ngày 20 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
n) Khoản 2 Điều 5, khoản 3 Điều 6 Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
o) Điều 15 Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
p) Khoản 2 Điều 5, khoản 3 Điều 6, khoản 4 Điều 7, khoản 2 Điều 8 Thông tư số 12/2018/TT- BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.”
[9] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[10] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[11] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[12] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[13] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[14] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[15] Cụm từ “Vụ Xuất nhập khẩu” được thay thế bởi cụm từ “Cục Xuất nhập khẩu” theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 06/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2017.
[16] Cụm từ “Vụ Xuất nhập khẩu” được thay thế bởi cụm từ “Cục Xuất nhập khẩu” theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 06/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2017.
[17] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[18] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025
[19] Cụm từ “Vụ Xuất nhập khẩu” được thay thế bởi cụm từ “Cục Xuất nhập khẩu” theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 06/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2017.
[20] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[21] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[22] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025
[23] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025
[24] Cụm từ “Vụ Xuất nhập khẩu” được thay thế bởi cụm từ “Cục Xuất nhập khẩu” theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 06/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2017.
[25] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[26] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[27] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
[28] Cụm từ “Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ...” được thay thế bởi cụm từ “[Cơ quan cấp phép]” theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Thông tư số 38/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025