Thông tư 60/2025/TT-BQP sửa đổi Thông tư 122/2024/TT-BQP quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Số hiệu | 60/2025/TT-BQP |
Ngày ban hành | 30/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 14/07/2025 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Quốc phòng |
Người ký | Võ Minh Lương |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Quyền dân sự |
BỘ
QUỐC PHÒNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2025/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Nghị định số 03/2025/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 122/2024/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau:
“1. Bầu, cho thôi là ủy viên Hội đồng quân nhân.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Hình thức bàn và quyết định
1. Tổ chức sinh hoạt tập thể quân nhân bàn và quyết định các nội dung theo quy định tại Điều 13 Thông tư này trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quân nhân, chỉ huy cơ quan, đơn vị hoặc có ít nhất một phần ba tổng số quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động đề nghị.
2. Trường hợp không thể tổ chức hội nghị tập thể quân nhân vì lý do bất khả kháng thì chỉ huy cơ quan, đơn vị chỉ đạo Hội đồng quân nhân gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động.”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở do chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức; định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị; nếu chậm thì trong tháng 01 của năm tiếp theo phải tổ chức do người chỉ huy quyết định sau khi thống nhất với Hội đồng quân nhân.
Hội nghị tập thể quân nhân được tổ chức đột xuất khi có đề xuất của các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 14; hội nghị hằng tháng, quý thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 37 Thông tư này.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Đối với cấp tiểu đoàn và tương đương hoặc cấp đại đội nhưng làm việc phân tán hoặc vì lý do công tác không thể rời khỏi vị trí làm việc, thì chỉ huy cơ quan, đơn vị thống nhất với Hội đồng quân nhân quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể hoặc đại biểu quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn;”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Đại diện Hội đồng quân nhân cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo các nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; kết quả giám sát, hỗ trợ quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động thực hiện dân chủ;”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
“d) Chỉ huy, Chủ tịch Hội đồng quân nhân cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải trình, thống nhất biện pháp tổ chức thực hiện các nội dung được bàn tại hội nghị; giải đáp thắc mắc, kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền;”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 16 như sau:
“1. Chỉ huy cơ quan, đơn vị chỉ đạo Hội đồng quân nhân tổ chức hội nghị tập thể quân nhân hoặc gửi phiếu lấy ý kiến để quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến, quyết định các nội dung theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
2. Người chỉ huy, Hội đồng quân nhân phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chương trình hành động và các nội dung hội nghị tập thể quân nhân đã xác định, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị và các nội dung khác đã được tập thể quân nhân thống nhất, quyết định; kịp thời đề xuất xử lý những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.”.
BỘ
QUỐC PHÒNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2025/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Nghị định số 03/2025/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 122/2024/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 như sau:
“1. Bầu, cho thôi là ủy viên Hội đồng quân nhân.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Hình thức bàn và quyết định
1. Tổ chức sinh hoạt tập thể quân nhân bàn và quyết định các nội dung theo quy định tại Điều 13 Thông tư này trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quân nhân, chỉ huy cơ quan, đơn vị hoặc có ít nhất một phần ba tổng số quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động đề nghị.
2. Trường hợp không thể tổ chức hội nghị tập thể quân nhân vì lý do bất khả kháng thì chỉ huy cơ quan, đơn vị chỉ đạo Hội đồng quân nhân gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động.”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Hội nghị tập thể quân nhân về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở do chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức; định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị; nếu chậm thì trong tháng 01 của năm tiếp theo phải tổ chức do người chỉ huy quyết định sau khi thống nhất với Hội đồng quân nhân.
Hội nghị tập thể quân nhân được tổ chức đột xuất khi có đề xuất của các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 14; hội nghị hằng tháng, quý thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 37 Thông tư này.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Đối với cấp tiểu đoàn và tương đương hoặc cấp đại đội nhưng làm việc phân tán hoặc vì lý do công tác không thể rời khỏi vị trí làm việc, thì chỉ huy cơ quan, đơn vị thống nhất với Hội đồng quân nhân quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể hoặc đại biểu quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn;”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Đại diện Hội đồng quân nhân cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo các nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; kết quả giám sát, hỗ trợ quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động thực hiện dân chủ;”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
“d) Chỉ huy, Chủ tịch Hội đồng quân nhân cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải trình, thống nhất biện pháp tổ chức thực hiện các nội dung được bàn tại hội nghị; giải đáp thắc mắc, kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền;”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 16 như sau:
“1. Chỉ huy cơ quan, đơn vị chỉ đạo Hội đồng quân nhân tổ chức hội nghị tập thể quân nhân hoặc gửi phiếu lấy ý kiến để quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến, quyết định các nội dung theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
2. Người chỉ huy, Hội đồng quân nhân phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chương trình hành động và các nội dung hội nghị tập thể quân nhân đã xác định, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị và các nội dung khác đã được tập thể quân nhân thống nhất, quyết định; kịp thời đề xuất xử lý những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau:
“2. Quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Hội đồng quân nhân.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 22 như sau:
“2. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, kịp thời kiến nghị, phản ánh đến người chỉ huy, Hội đồng quân nhân hoặc các tổ chức quần chúng mà mình là thành viên, hoặc có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
3. Hội đồng quân nhân thay mặt quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 34, Điều 45 Thông tư này.”.
7. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 23 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 1 như sau:
“a) Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, thống nhất với Hội đồng quân nhân xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị mình, làm cơ sở để quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung quy chế có thể mở rộng nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
b) Tạo điều kiện và bảo đảm để Hội đồng quân nhân ở cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi cản trở quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát;”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động chịu trách nhiệm về nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của mình; tích cực, chủ động phối hợp với Hội đồng quân nhân, ban chấp hành các tổ chức quần chúng và các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.”.
8. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 như sau:
“a) Đại đội; tiểu đoàn bộ; đồn biên phòng; hải đội biên phòng; tiểu khu biên phòng; đội cảnh sát biển; trạm cảnh sát biển; tiểu đoàn tên lửa phòng không; phi đội không quân; khối cơ quan lữ đoàn, trung đoàn, đoàn cảnh sát biển và đơn vị tương đương;
b) Cấp phòng của cơ quan sư đoàn, bộ tư lệnh vùng (Hải quân và Cảnh sát biển), bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và đơn vị tương đương; khối cơ quan sư đoàn khung thường trực; trung đoàn khung thường trực và đơn vị tương đương;”.
9. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 54, như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở doanh nghiệp nhà nước do hội nghị người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Là người đang công tác trong doanh nghiệp nhà nước có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong doanh nghiệp, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ;”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm.
Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở doanh nghiệp đề nghị hội nghị người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:
“Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động; giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.
2. Kiến nghị doanh nghiệp, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
3. Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
4. Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của người lao động ở doanh nghiệp.
5. Kiến nghị ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
6. Tham dự các cuộc họp của doanh nghiệp có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
7. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:
“Điều 56. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
1. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động; tuân thủ theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch. Mọi ý kiến phản ánh của người lao động được phản ánh trung thực đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật; không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người lao động thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
2. Căn cứ vào nghị quyết hội nghị người lao động ở doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm, nội dung cơ bản gồm: Mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và thông báo đến đối tượng kiểm tra, giám sát (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.
3. Tiếp nhận thông tin do người lao động phản ánh trực tiếp qua hòm thư góp ý và nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan. Tiến hành làm việc với đơn vị, cá nhân liên quan đến kiến nghị, phản ánh để đánh giá tính xác thực của nội dung phản ánh, kiến nghị; tổng hợp, phân tích, đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế làm việc của doanh nghiệp để đánh giá, đề xuất kiến nghị với người sử dụng lao động xem xét giải quyết hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra, giám sát được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
4. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo kết quả hoạt động quý, 6 tháng, năm hoặc khi có yêu cầu với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở doanh nghiệp; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng năm tại hội nghị người lao động của doanh nghiệp nhà nước.
5. Ban Thanh tra nhân dân thường xuyên giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động và người lao động để kịp thời tiếp nhận ý kiến, phản ánh; tổng hợp, đối chiếu, xác minh và kiến nghị giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.”.
Bãi bỏ điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 15; điểm đ khoản 1 Điều 23 và Điều 57.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2025.
2. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |