Những điều cần biết về phiên tòa lưu động
Xét xử vụ án hình sự lưu động được xem là một hình thức kết hợp với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới cộng đồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào và thực tiễn việc xét xử lưu động vụ án hình sự hiện nay ra sao?
1. Việc xét xử lưu động vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Tính đến hiện tại, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đều không có quy định về việc xét xử lưu động vụ án hình sự.
Trước đó, tại Nghị quyết số 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013, Quốc hội có nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Tòa án là nâng tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự và tăng số vụ án hình sự xét xử lưu động. Tuy nhiên đến Nghị quyết số 96/2019/QH14 thì nhiệm vụ tăng cường xét xử lưu động không còn được đề cập.
Tại Điều 25 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, có quy định:
Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng. Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. |
Như vậy, việc xét xử vụ án hình sự phải đảm bảo tính công khai trừ trường hợp đặc biệt phải xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Công khai trong trường hợp này không có quy định cụ thể, chính vì vậy nội hàm của việc “xét xử công khai” bao gồm cả việc xét xử lưu động.
Xét xử vụ trọng án Nguyễn Hải Dương tại tỉnh Bình Phước
Một vụ án có được đưa ra xét xử lưu động hay không tùy thuộc hoàn toàn vào quyết định của TAND có thẩm quyền xét xử vụ án đó.
2. Có nên tiếp tục duy trì xét xử lưu động vụ án hình sự hay không?
Có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc có nên tiếp tục duy trì việc xét xử lưu động vụ án hình sự hay không. Bên ủng hộ cũng như bên không ủng hộ đều có những lý do và lập luận của riêng mình.
Bên ủng hộ cho rằng, việc xét xử vụ lưu động vụ án hình sự giúp tuyên truyền phổ biến pháp luật ra cộng đồng, nâng cao tính răn đe đối với xã hội mục đích cuối cùng là góp phần tích cực cho công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Với tôi, thuộc bên không ủng hộ việc xét xử lưu động, bởi những lý do
- Mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật không còn phù hợp. Bởi lẽ trong thời đại công nghệ số, thông tin truyền thông phát triển mạnh, việc tuyên truyền pháp luật có nhiều biện pháp hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn. Ví dụ như chương trình Tòa tuyên án hoặc những chương trình phổ biến pháp luật khác thông qua báo chí, mạng xã hội.
- Gây hệ lụy tiêu cực tới những người không liên quan tới vụ án, cụ thể là với gia đình của bị cáo.
- Gây một phần áp lực, tâm lý cho bị cáo (những người vẫn chưa bị xem là có tội) trong phiên Tòa, có thể ảnh hưởng tới việc xét xử.
- Quốc hội không còn chú trọng, không giao nhiệm vụ cho ngành Tòa án về việc xét xử lưu động.
- Việc xét xử trước hàng trăm người, có thể gây áp lực, ảnh hưởng tâm lý và ảnh hưởng đến phán quyết của Tòa.
- Xét xử lưu động tốn kém chi phí về việc lắp đặt các thiết bị cần thiết cho phiên Tòa, chi phí giành cho lực lượng an ninh vì phiên Tòa đông người tham dự, không loại trừ những thành phần quá khích.
Bên cạnh những mặt tích cực của việc xét xử lưu động vụ án hình sự, chúng ta có thể thấy hiện nay hình thức này đã và đang cho thấy nhiều mặt tiêu cực cho xã hội nói chung và ngành Tòa án nói riêng.
-
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 28 ngày trước -
Cách tính toán thù lao của luật sư trong vụ án hình sự như thế nào?
Cập nhật 2 tháng trước -
Tố giác, tin báo về tội phạm là gì? Trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thuộc về cơ quan nào?
Cập nhật 8 tháng trước -
Có bao nhiêu giai đoạn trong giải quyết vụ án hình sự?
Cập nhật 8 tháng trước -
Trong một vụ án hình sự luật sư được bào chữa cho tối đa bao nhiêu người?
Cập nhật 11 tháng trước -
Cử nhân Luật có được làm người bào chữa trong vụ án hình sự không? Những người nào không được bào chữa?
Cập nhật 1 năm trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước